Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ Tác giả Oscar Wilde Phần 1

Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ P1

Tác giả: Oscar Wilde

Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ
Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ
Lúc này, vào ban đêm trước ngày lễ phong vương được quá định, nhà vua trẻ ngồi một mình trong căn phòng xinh đẹp của mình. Tất cả các triều thần đã xin cáo từ sau khi cúi dập đầu xuống đất, đúng theo nghi thức của thuở đó, và họ đã lui về phòng khánh tiết ở hoàng cung để tiếp nhận một ít bài học cuối cùng của giáo sư nghi thức: trong đám các vị, có một vài người vẫn còn giữ những dáng điệu hết sức tự nhiên, mà đối với một triều thần, tôi cần phải đường đột mà nói ra, đó là một sự vi phạm nghiêm trọng. Cậu bé -vì đấy chỉ là một thiếu niên mới mười sáu tuổi -không lấy làm buồn phiền lúc họ đã đi khỏi. Với một tiếng thở dài khoan khoái, cậu ngả người xuống các tấm đệm êm dịu trên chiếc trường kỷ phủ vải thêu. Cậu nằm ở đấy, mắt nhìn hoang dại và miệng mở rộng nom như một con thú màu nâu vùng sơn cước hoặc như một động vật nào đó ở vùng rừng núi mới bị người thợ săn bẫy được. Mà thật vậy, chính các tay thợ săn đã tình cờ tìm thấy cậu lúc mà, chân không giày không guốc và tay cầm chiếc sáo, cậu đang đi theo đàn gia súc của bác chăn dê nghèo khổ đã nuôi nấng cậu, và cậu luôn luôn nghĩ rằng cậu là con trai bác ta.
Người con gái độc nhất của đức vua đã sinh ra cậu do một cuộc hôn nhân bí mật với một người ở địa vị thấp kém hơn nàng nhiều, có kẻ nói đó là một người nước ngoài đã khiến cho nàng công chúa trẻ phải lòng do tiếng đàn luýt có ma lực kỳ lạ của mình; những người khác lại đả động đến một nghệ sĩ từ Ri-mi-ni tới và được nàng công chúa trọng vọng- có lẽ lại quá trọng vọng -và chàng đã đột ngột biến khỏi thành bang, bỏ dở công trình của chàng ở nhà thờ lớn. Ra đời được một tuần, lúc còn nằm bên cạnh bà mẹ đang ngủ, cậu bé được giao cho vợ chồng một bác nông dân bình thường chăm sóc; họ không có con cái và ở trong một khu rừng hẻo lánh cách xa thành bang hơn một ngày đi ngựa. Hình như một thứ thuốc độc có công hiệu nhanh chóng được lùa vào một cốc rượu vang, đã giết chết người con gái trong trắng sinh ra cậu, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ sau khi nàng tỉnh giấc. Và trong lúc tin những kẻ thân tín của nhà vua mang đứa bé đi khỏi thành bang vừa nhảy xuống khỏi những con ngựa mệt nhoài, gõ vào cánh cửa thô kệch ở túp lều bác chăn dê, thì xác nàng công chúa được hạ xuống một cái hố lộ thiên đào sẵn trong một nghĩa địa xa khuất ở bên kia cổng thành. Theo như người ta đồn đại, đã có một cái xác khác trong huyệt, xác một chàng thanh niên với vẻ đẹp kỳ diệu của một người nước ngoài, tay bị trói quặt sau lưng bằng một chiếc dây thừng thắt nút, ngực bị những nhát dao đâm để lại những vết thương còn tươi máu.
ít ra, câu chuyện người ta rỉ tai nhau mà đồn đại, là như vậy. Có điều chắc chắn, là vị vua già, lúc nằm trên giường đợi phút lâm chung, hoặc bị giày vò bởi sự ăn năn trước tội ác ghê gớm của mình, hoặc đơn giản hơn, muốn rằng vương quốc không bị lọt khỏi dòng họ mình, vị vua già đã phái người đi tìm đứa bé và trước mặt đông đủ các quan, ông đã thừa nhận nó là người kế vị. Hình như ngay từ phút đầu tiên được thừa nhận, cậu bé đã tỏ rõ những dấu hiệu mê đắm cái đẹp mà sẽ có một ảnh hưởng lớn lao đối với suốt cuộc đời của cậu. Những ai theo hầu cậu ta đến dãy phòng dành riêng cho cậu, đều thường nói đến tiếng kêu thích thú cậu bật ra khi trông thấy bộ áo quần đẹp đẽ cùng vô khối đồ trang sức đã được chuẩn bị sẵn cho cậu; và họ cũng nói đến niềm vui sướng gần như hoàn toàn lúc cậu vất sang một bên chiếc áo chẽn bằng da sù sì với chiếc áo da dê khô cứng. Thật tình, thỉnh thoảng cậu cũng thấy nhớ đời sống tự do ở rừng núi, và bao giờ cũng dễ dàng bực bội trước các nghi thức nhạt nhẽo ở triều đình đang chiếm phần lớn thời gian trong ngày; nhưng cái cung điện kỳ lạ.
-Thiên hạ gọi là cung điện vui thú, mà giờ đây cậu thấy bản thân mình làm chủ, hình như là một thế giới mới được tạo ra vì lạc thú của cậu. Và hễ vừa thoát khỏi bàn hội đồng hoặc phòng bệ kiến là cậu chạy xuống chiếc cầu thang lớn trang trí bằng những con sư tử đồng thau dát vàng và các bậc bằng đá poóc-phia lấp lánh; cậu đi vẩn vơ từ phòng này sang phòng khác, từ dãy hành lang này đến dãy hành lang nọ, nom như một người đang tìm tòi để phát hiện ra ở cái đẹp một niềm an ủi cho nỗi buồn khổ, hoặc một thứ gì đó để phục hồi lại sau cơn đau ốm. Trong những ngày mà cậu gọi là những ngày khám phá
mà thật thế, đối với cậu, đấy là những cuộc du hành thực sự qua một xứ kỳ diệu. Đôi khi đi cùng với cậu là những kiếm đồng triều đình, người mảnh khảnh, mái tóc xinh xắn, bận những chiếc áo khoác tà bay lất phất với những dây băng phấp phới vui mắt; nhưng thường khi cậu muốn đi một mình, do một bản năng nhạy bén nào đó, gần như một kinh nghiệm, cậu cảm thấy rằng nếu muốn tiếp thụ tốt nhất những bí quyết của nghệ thuật thì phải học tập một cách kín đáo, và cái Đẹp, cũng như sự Lịnh duyệt, chỉ yêu thương người thờ phụng nó trong cảnh cô đơn. Vào thời kỳ đó, người ta thuật lại nhiều câu chuyện lạ lùng về cậu ta. Chuyện kể rằng, có một ông thị trưởng người béo mập, nhân danh các công dân thành phố tới chúc tụng cậu đã bắt gặp cậu đang quỳ xuống trong sự sùng kính thực sự trước một bức tranh rập khổ vừa mới đưa từ Vơ-ni-dơ về, và hình như chuyện đó báo trước sự thờ phụng một vài thần linh mới. Vào một dịp khác, cậu đã vắng mặt trong nhiều tiếng đồng hồ, và sau một cuộc tìm kiếm kéo dài người ta tìm ra cậu trong một căn phòng nhỏ ở một cái tháp phía bắc cung điện, như một người ở trạng thái nhập định, cậu đang ngắm nhìn một viên đá khắc khuôn mặt A-đô-nix. Thế là chuyện đồn đại rằng người ta đã thấy cậu đưa đôi môi nóng hổi áp sát vầng trán bằng đá cẩm thạch của một pho tượng cổ được phát hiện trong lòng một con sông vào dịp xây dựng chiếc cầu bằng đá và trên đó có khắc tên người nô lệ Bai-ti-nai-ân. Có khi cậu thức suốt một đêm ròng để theo dõi hiệu lực của một chút ánh trăng trên tấm hình En-di-mi-ông bằng bạc. Mọi vật liệu hiếm hoi và đắt tiền thực sự đều có sức thôi miên cậu; do lòng hăm hở muốn có được những thứ đó, cậu phái các nhà buôn đi khắp nơi, kẻ đi trao đổi hổ phách với các ngư dân cục mịch tại các biển phương bắc, người sang Ai-cập tìm kiếm thứ ngọc lam kì lạ chỉ có trong mộ của các vị đế vương, mà theo lời đồn, chúng có những đặc tính ma thuật; người lại tới Ba-tư tậu các thảm lụa và đồ gốm trang trí hình vẽ; còn những kẻ khác sang ấn-độ mua sa và ngà voi đánh màu, các thứ đá mặt trăng và vòng xuyến bằng ngọc, gỗ đàn hương và men xanh, các tấm khăn choàng bằng len mịn. Nhưng vật khiến cậu bận tâm bận trí nhất, ấy là chiếc áo choàng bào cậu sẽ mặc vào dịp lễ phong vương, chiếc áo dệt bằng vàng, chiếc vương miện gắn hồng ngọc, cây thiền trượng với những dãy, những vòng ngọc thạch tiếp nối nhau. Quả thật đêm nay cậu đang nghĩ đến nó lúc cậu ngả lưng trên chiếc giường sang trọng ngắm nhìn thanh củi đang cháy ở chiếc lò sưởi để mở.
Những hình mẫu do bàn tay các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó phác họa ra, đã được trình lên cậu nhiều tháng trước đây, cậu đã ban lệnh cho các thợ thủ công phải ngày đêm làm việc miệt mài để hoàn thành nó và phải đi lùng khắp thế giới tìm các châu báu xứng đáng với công trình của họ. Cậu tưởng tượng mình đang đứng ở chiếc bàn thờ cao tại giáo đường, trong bộ quần áo đẹp đẽ của một vị vua; rồi một nụ cười nấn ná trên đôi môi trẻ con của cậu và, với một vẻ đẹp huy hoàng, nó làm rạng rỡ đôi mắt u sầu của người vùng rừng núi. Một lát sau, cậu đứng lên, tựa vào mái có chạm trổ của chiếc bếp lò, đảo mắt nhìn căn phòng chìm trong bóng tối lờ mờ. Trên tường treo những bức trướng lộng lẫy trang trí tấm hình Sự chiến thắng của cái đẹp. Một chiếc tủ lớn, khảm mã não và đá da trời, choán cả một góc phòng; đối diện với cửa sổ là một cái tủ con chạm trổ kỳ công, chỗ thì khảm bạc chỗ thì khảm vàng, trên đặt một vài cái cốc thanh nhã bằng thủy tinh Vơ-ni-dơ với một chiếc cốc bằng đá mã não có đường gân xám. Tấm khăn trải giường bằng lụa thêu những cây thuốc phiện xám nhạt như thể chúng rũ xuống từ những bàn tay mệt mỏi của thần giấc ngủ. Chiếc sạp bọc nhung mà từ đó có các chùm lông đà điểu như bọt biển trắng, vươn lên cho tới nền cái xanh xao của mái trần điểm hoa văn.
Một thần Nác-xít bằng đồng thau xanh, cầm chiếc gương bóng loáng phía trên đầu. Trên bàn đặt một chiếc bát nông lòng, bằng thạch anh xanh. Nhìn ra bên ngoài, cậu có thể thấy cái đỉnh tròn to lớn của giáo đường hiện ra lồ lộ như một chiếc bong bóng trên đầu các ngôi nhà mờ ảo, lính tuần canh mệt mỏi đi lên đi xuống sân thượng mù sương ở gần con sông. Mùi hương nhài thoang thoảng bay vào qua cửa sổ để mở. Cậu chải những cụm tóc cuốn búp phía trước trán ra sau, rồi vớ lấy một cây đàn luýt, cậu dạo ngón tay lướt trên các phím. Đôi mi mắt nặng trĩu của cậu cụp xuống và một cảm giác uể oải lạ lùng đè nặng lên cậu. Từ trước đến nay chưa bao giờ cậu cảm thấy thấm thía đến thế, hoặc với một niềm vui sướng tế nhị đến thế, cái ma lực và cái huyền bí của các đồ vật xinh đẹp. Lúc đồng hồ ở tháp canh báo nửa đêm, cậu đụng vào một cái chuông nhỏ; các kiếm đồng bèn bước vào cởi áo cho cậu theo đúng nghi thức nghiêm ngặt, dội nước hoa lên bàn tay cậu và rắc hoa lên chiếc gối. Họ rời căn buồng được giây lát thì cậu ngủ thiếp đi. Và trong khi ngủ cậu đã mơ, và giấc mơ của cậu là thế này.
Cậu thấy mình đang đứng trong một tầng nhà dài và thấp, giữa tiếng vo vo và tiếng lách cách của nhiều khung cửi. ánh sáng ban ngày yếu ớt xuyên qua các cửa sổ chỉ cho cậu thấy khuôn mặt gầy gò của những người thợ dệt đang cúi khom người xuống khung cửi của họ. Bọn trẻ con nom xanh xao, ốm yếu đang cúi xuống những thanh ngáng to. Mỗi khi các con thoi lao qua sợi dọc, chúng phải nâng các ván lót nặng nề lên, khi các con thoi ngừng lại thì chúng để các ván lót rơi xuống và ép các sợi chỉ lại với nhau. Mặt chúng nhăn nhúm lại vì đói, đôi bàn tay gầy guộc của chúng run run. Một vài người phụ nữ phờ phạc đang ngồi khâu ở một chiếc bàn may. Một thứ mùi khủng khiếp tràn ngập nơi đây. Không khí hôi thối, nặng nề, và khí ẩm ở các bức tường đọng lại nhỏ giọt rồi tuôn chảy. Cậu đi tới một người thợ dệt, rồi đứng cạnh bác và ngắm nhìn bác ta. Người thợ dệt giận dữ nhìn cậu và nói:
-Cớ chi mà anh cứ đứng nhìn ta như thế, hở? ông chủ phái anh đến đây để do thám bọn ta hẳn?
-Chứ bác là ai vậy?
-Cậu hỏi.
-Lại còn hỏi!
-Người thợ dệt kêu lên giọng gay gắt.
-Ông ta cũng là người như ta đây này. Đúng thế. Duy chỉ có một sự khác biệt như thế này giữa hai bên
-Ông ấy thì mang quần áo đẹp trong khi bọn ta ăn mặc rách rưới; trong khi ta ốm yếu vì đói thì ông ta bội thực, chẳng đau ốm gì ráo.
-Xứ sở đã tự do
-Cậu nói
-Và bác không phải là nô lệ của ai. Trong chiến tranh -bác thợ dệt đáp
-Kẻ mạnh bắt kẻ yếu làm nô lệ, còn trong thời bình, người giàu biến kẻ nghèo thành nô lệ. Bọn ta phải lao động để sống, và người ta cho bọn ta những đồng lương tồi tệ khiến bọn ta phải chết. Bọn ta suốt ngày nai lưng ra làm việc, còn họ thì chất chồng vàng bạc trong hòm xiểng. Con cái bọn ta tàn héo trước tuổi, khuôn mặt những kẻ ta yêu thương trở nên khắc khổ và độc ác. Bọn ta đạp quả nho còn kẻ khác thì uống rượu vang. Bọn ta gieo thóc nhưng bàn ăn của bọn ta trống rỗng. Chúng ta mang xiềng xích tuy chẳng có con mắt nào nom thấy; và người ta cho rằng bọn ta tự do, nhưng chúng ta vẫn là nô lệ.
-Ai ai cũng thế cả, hay sao?
-Cậu bé hỏi.
-Ai ai cũng đều thế cả.
-Người thợ dệt trả lời.
-Với người trẻ cũng như người già, với đàn bà cũng như đàn ông, với trẻ con cũng như người già tuổi tác. Bọn lái buôn vùi bọn ta xuống tận đất đen, ấy thế mà bọn họ bảo sao, bọn ta phải nghe vậy. Các tu sĩ ngồi trên mình ngựa đi cạnh bọn ta, tay lần tràng hạt nhưng không có ai, săn sóc quan tâm đến bọn ta. Với đôi mắt háu đói; con Ma Nghèo đang luồn qua các ngõ hẻm thiếu ánh sáng mặt trời, và Tội ác, mang cái bộ mặt đần độn, đang đi bám sát nó. Buổi sáng, mối Cơ Hàn đánh thức bọn ta. Nhưng đối với anh, những cái đó có nghĩa lý gì? Anh đâu có phải người thuộc cánh bọn ta. Nom mặt mày anh sung sướng quá! Nói xong, bác vừa cau có giận dữ, vừa quay đi, làm việc với con thoi của mình và nhà vua trẻ thấy mắc vào thoi là một sợi chỉ bằng vàng. Một nỗi kinh sợ ghê gớm xâm chiếm cậu, cậu hỏi bác thợ dệt:
-Cái áo bác đang dệt đây là áo gì vậy?
-Đó là chiếc áo dùng vào việc phong vương cho nhà vua trẻ.
------------------------------------------------------------------------------------------------

Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ Tác giả Oscar Wilde Phần 1

------------------------------------------------------------------------------------------------
-Bác đáp.
-Việc gì đến anh mà anh hỏi? Thế là nhà vua trẻ hét lên một tiếng và tỉnh giấc, nhưng kìa, cậu vẫn nằm trong phòng riêng của mình, và qua cửa sổ, cậu thấy mặt trăng màu mật đang treo lơ lửng trên không trung mờ tối. Rồi cậu lại ngủ thiếp đi, lại chiêm bao và chiêm bao như thế này. Cậu thấy mình đang nằm trên boong một chiếc ga-lê to lớn do một trăm người nô lệ chèo. Chủ chiếc tàu ngồi cạnh cậu, trên một chiếc thảm. Da lão đen như gỗ mun, đầu chít một chiếc khăn lụa đỏ thắm. Đôi hoa tai bằng bạc buông thõng ở hai thuỳ tai dày và tay lão cầm một chiếc cân bằng ngà. Những người nô lệ mình trần trùi trụi, chỉ đeo một chiếc khố rách, người này bị xích vào người nọ. Mặt trời nóng gắt rót ánh sáng bỏng rát lên họ, còn bọn da đen thì chạy lên chạy xuống trên cầu thuyền và dùng roi da sáng quất vun vút vào người họ. Họ vươn đôi cánh tay khẳng khiu khua các mái chèo nặng nề trong nước làm bụi nước bắn tung tóe. Cuối cùng, tàu tới được một cái vịnh nhỏ và bắt đầu đo dò. Từ bờ biển, một ngọn gió nhẹ thổi tới phủ một thứ bụi đỏ mịn lên boong và tấm buồm tam giác. Có ba người ả-rập cưỡi trên những con lừa hoang xông tới và phóng những mũi lao vào họ. Người chủ chiếc tàu, tay vớ một chiếc cung sơn màu và bắn trúng cổ họng của một trong ba người. Người đó nặng nề đổ vật xuống bọt sóng vỗ bờ, còn người bạn của y thì quất lừa tháo chạy. Một phụ nữ, mình quấn chiếc khăn choàng màu vàng, cưỡi lạc đà, lặng lẽ đi theo, thỉnh thoảng ngoái lại sau nhìn cái xác chết. Buông neo và hạ buồm xong, bọn da đen đi xuống hầm tàu và kéo lên một chiếc thang dây đính những cục chì nặng.
Lão chủ chiếc tàu ném thang qua thành tàu, khiến thang bám chặt vào hai cái trụ bằng thép. Thế rồi bọn da đen túm lấy người trẻ nhất trong đám nô lệ, đánh bật chiếc xiềng ở người anh, lấy sáp bít lỗ mũi, lỗ tai anh lại và buộc một hòn đá to vào ngực anh. Anh nô lệ mệt nhọc trườn xuống thang rồi mất hút vào biển. Một ít bong bóng nổi lên ở chỗ anh vừa lặn xuống. Vài người nô lệ tò mò chăm chú liếc nhìn. ở đầu mũi tàu ga-lê, một gã dụ mê ngồi gõ trống đều đều. Một lát sau, người lặn nổi lên khỏi mặt nước, miệng thở dốc, tay trái bám chặt chiếc thang, tay phải cầm một viên ngọc.
Bọn da đen giật nó khỏi tay anh rồi lại đẩy anh xuống biển. Những người nô lệ ôm lấy mái chèo mà ngủ thiếp đi. Hết lượt này đến lượt khác, anh nô lệ đi lên và mỗi lần như vậy, anh cầm theo mình một viên ngọc đẹp. Lão chủ cân ngọc rồi bỏ nó vào một cái túi nhỏ bằng da màu xanh. Nhà vua trẻ cố thử lên tiếng, nhưng lưỡi líu lại, như gắn chặt vào vòm miệng và môi không chịu mấp máy. Bọn da đen không ngớt chuyện trò với nhau rồi bắt đầu cãi cọ vì một dây chuyền gồm những hạt lấp lánh. Rồi hai cái đầu lăn tròn trên tàu, kêu công cốc. Thế rồi một lần cuối cùng, người nô lệ nổi lên, và viên ngọc anh mang theo đẹp hơn tất cả các viên ngọc khác, bởi vì hình dáng nó giống như mặt trăng rằm và nó sáng hơn ngôi sao mai. Nhưng mặt anh nô lệ nhợt nhạt lạ lùng, và khi anh ngã vật trên cầu tàu thì máu mũi và máu tai trào ra. Anh run run chốc lát rồi nằm bất động. Bọn da đen nhún vai, vất xác anh qua mạn tàu. Lão chủ vừa cười vừa với tay cầm lấy viên ngọc và lão nhìn nó, lão áp nó vào trán và kính cẩn cúi mình. Lão nói:
“Viên ngọc này phải dành cho cây thiền trượng của đức vua trẻ”. Nói xong lão ra hiệu cho bọn da đen nhổ neo. Nhà vua trẻ nghe như vậy, liền hét lên một tiếng và thức giấc. Qua cửa sổ, cậu nom thấy những ngón tay xám dài của rạng đông bám chặt lấy các vì sao đang nhạt dần. Rồi một lần nữa, cậu lại ngủ thiếp đi, lại chiêm bao, và chiêm bao như thế này. Cậu thấy mình đang đi lang thang qua một khu rừng tối mờ, cây cối lủng lẳng những quả kì lạ và những bông hoa độc xinh đẹp. Những con rắn lục rít vào mặt cậu lúc cậu đi qua và những con vẹt lông óng ánh đang kêu inh ỏi chuyền từ cành này sang cành khác. Những con rùa to lớn nằm ngủ trên bùn nóng ấm. Cây cối đầy khỉ và chim công. Cậu cứ bước đi, đi mãi cho đến khi tới một bìa rừng, và tại đấy, cậu thấy một đám người đông nghịt đang làm việc cực nhọc trong lòng một con sông đã được tát cạn. Họ tụ lại đông như kiến ở các vách đá dựng đứng. Họ đào các giếng sâu trong lòng đất và trèo xuống. Một số trong đám họ dùng những chiếc búa chim bổ vào các tảng đá; những người khác lần mò trong cát. Họ nhổ bật rễ các cây xương rồng và giẫm lên các bông hoa màu đỏ thắm. Họ làm việc hối hả, thúc giục nhau và không ai là đứng không. Từ trong bóng tối âm u của một cái hang, Thần Chết và mụ Keo Kiệt ngắm nhìn họ, rồi Thần Chết nói:
-Ta yếu lắm; hãy cho ta một phần ba trong số bọn đó rồi để ta đi. Nhưng Keo Kiệt lắc đầu:
-Chúng là tôi tớ của ta, cho sao được! ông bèn nói:
-Nhà ngươi cầm cái gì trong tay ấy thế?
-Ta có ba hạt ngũ cốc.
-Mụ đáp.
-Cái đó việc gì đến ngươi?
-Hãy cho ta một hạt.
-Thần Chết kêu.
-Để ta gieo trong vườn của ta. Chỉ một hạt thôi, rồi ta sẽ đi khỏi nơi đây.
-Ta sẽ không cho ngươi một tí gì hết.
-Keo Kiệt đáp.
-Rồi mụ giấu bàn tay trong nếp áo quần của mụ. Thế là Thần Chết cười; lấy một chiếc cốc nhúng vào một ao nước và từ trong chiếc cốc, Sốt Rét nổi lên. Sốt Rét đi qua đám đông và một phần ba số người bị chết. Một đám sương mù lạnh lẽo cuốn theo thần bệnh và những con rắn nước chạy bên cạnh nó. Lúc thấy một phần ba đám đông đã bị chết, Keo Kiệt vừa đấm ngực thùm thụp vừa kêu khóc; mụ ta đập vào trái tim cằn cỗi của mình rồi hét to:
-Ngươi đã giết một phần ba bọn tôi tớ của ta. Ngươi hãy cút đi. Trong vùng núi Tác-ta-ri, đang có chiến tranh và các vị vua của mỗi phe đang kêu gọi ngươi. Bọn người áp-găng dắt những con bò mộng đang đi vào chiến trận. Chúng lấy giáo gõ vào những chiếc khiên và chúng đội mũ sắt. Cái thung lũng của ta có can hệ gì đến ngươi mà ngươi cứ phải nấn ná lại đây? Ngươi hãy cút đi, đừng có đến đây nữa.
-Không.
-Thần Chết đáp
-chừng nào ngươi chưa cho ta một hạt ngũ cốc thì ta còn chưa đi. Nhưng Keo Kiệt đã khép tay lại, vừa nghiến răng ken két vừa thì thầm:
-Ta không cho mi chút gì hết! Thần Chết bèn cười, nhặt lấy một hòn đá to ném vào rừng sâu; và từ một khu rừng cây độc mộc tua tủa, Bệnh Sốt bước ra trong chiếc áo rực lửa. Nó đi qua đám đông, đụng vào họ và hễ nó đụng tới ai thì người ấy chết. Nó đi tới đâu thì cỏ xanh tàn héo dưới bước chân của nó tới đó. Keo Kiệt rùng mình, lấy tro rắc lên đầu:
-Ngươi độc ác quá, độc ác quá chừng. Nạn đói đang hoành hành trong các thành bang có tường bao quanh của ấn-độ, và các giếng ở Xa-mác-can đã khô cạn. Nạn đói đang hoành hành trong các thành bang có tường bao quanh của Ai-cập, và từng đàn châu chấu từ sa mạc đổ tới. Sông Nin không dâng nước tràn bờ và các giáo sĩ đang nuôi dưỡng I-dít và s-di-rix. Ngươi hãy cút đi, tới những nơi cần đến ngươi và hãy chừa tôi tớ của ta ra.
-Không.
-Thần Chết đáp
-Ngươi chưa cho ta hạt ngũ cốc thì ta còn chưa đi.
-Ta không cho ngươi chút gì hết.
-Keo Kiệt nói. Và Thần Chết lại cười, nó đưa ngón tay lên huýt một tiếng sáo. Qua không trung một mụ đàn bà bay tới. Bệnh dịch hạch hiện ra trên trán mụ và một đàn diều hâu gầy nhom bay vờn quanh mụ. Mụ giang rộng cánh bao trùm lên thung lũng và không còn một ai sống sót. Thế là Keo Kiệt vừa la hét vừa bay vào rừng, còn Thần Chết nhảy lên con ngựa sắc đỏ, và con ngựa phi đi, nhanh hơn gió. ở đáy thung lũng những con mãng xà và nhiều con vật khủng khiếp có vẩy, từ trong bùn sền sệt, trườn ra, và những con chó rừng chạy tới dọc theo bờ sông, lỗ mũi hếch lên trời và hít hít. Nhà vua trẻ bật khóc và nói:
-Những người đó là ai, và họ đang tìm kiếm cái gì vậy?
-Tìm ngọc cho chiếc vương miện của đức vua.
-Một người đứng sau cậu, trả lời. Nhà vua trẻ giật mình và quay nhìn xung quanh, cậu nom thấy một người ăn mặc như một kẻ hành hương cầm trong tay một chiếc gương bằng bạc. Cậu tái mặt hỏi:
-Cho đức vua nào?
-Hãy nhìn vào chiếc gương này xem!
-Người hành hương đáp.
-Và ngươi sẽ thấy. Cậu bèn nhìn vào gương và khi nom thấy khuôn mặt của mình, cậu hét lên một tiếng và thức dậy: ánh ban mai lấp lánh đang tuôn chảy vào căn phòng và từ các lùm cây trong vườn, chim chóc đang hót ca. Quan tể tướng cùng các nhà quan đại thần bước vào bày tỏ lòng tôn kính lên nhà vua trẻ; các kiếm đồng đem đến cho cậu chiếc áo dệt bằng vàng, rồi đặt vương miện cùng cây thiền trượng trước mặt cậu. Nhà vua trẻ nhìn những thứ đó, thấy chúng quá là đẹp, đẹp hơn bất cứ cái gì người ta từng thấy. Nhưng cậu nhớ lại những giấc chiêm bao, và cậu nói với các quan:
-Hãy đem những thứ đó đi, vì ta sẽ không dùng đến. Nghe vậy, các triều thần đều sửng sốt, một số vị lại còn cười vì họ nghĩ rằng nhà vua đang đùa. Nhưng cậu nghiêm nghị nhắc lại một lần nữa và cậu nói:
-”Hãy đưa những thứ này đi chỗ khác, và hãy cất giấu đi, đừng để ta trông thấy. Tuy hôm nay là ngày ta được tấn phong, nhưng ta sẽ không dùng đến. Bởi lẽ chiếc áo của ta được dệt trên chiếc khung cửi của Đau Khổ và do bàn tay trắng của Cực Nhọc. Trong ruột viên ngọc có Máu, và trong ruột viên trân châu có Thần Chết”. Rồi kể cho họ nghe ba giấc mơ của mình. Khi các triều thần nghe kể, họ vừa nhìn nhau vừa thì thầm:
“Chắc chắn là nhà vua điên rồi, bởi vì chiêm bao chỉ là chiêm bao, chứ không thì là cái gì? Những chuyện đó đâu phải là chuyện thực mà chúng ta phải lưu ý tới? Vả lại, với những người làm việc khó nhọc vì chúng ta, chúng ta quan tâm đến cuộc sống của họ để mà làm gì? Lẽ nào con người không nên ăn bánh khi nom thấy người gieo hạt, không uống rượu vang khi y nói chuyện với người làm ra vang?” Rồi ông tể tướng trình lên nhà vua trẻ:
-Tâu hoàng thượng, cúi xin Người hãy gác sang bên những ý nghĩ u uất của Người. Người hãy mặc chiếc áo xinh đẹp này, và đội chiếc vương miện này lên. Bởi lẽ rằng dân chúng làm sao biết được Người là một vị vua nếu Người không có áo quần nhà vua? Nhà vua trẻ nhìn y:
-Thật như thế hay sao?
-Vua hỏi.
-Nếu ta không có quần áo của vị vua, họ sẽ không nhận ra ta là vua hay sao?
-Tâu hoàng thượng, họ sẽ không biết được Người.
-Ta từng nghĩ rằng đã có những người giống như vua. Nhưng thôi, có thể đúng như khanh nói. Tuy nhiên, ta vẫn không mặc chiếc áo này, mà ta cũng không đội chiếc vương miện này. Trước đây, ta đã đến cung điện này như thế nào thì nay ta ra khỏi nơi đây như thế ấy. Dứt lời, nhà vua trẻ bảo bọn họ hãy rút lui, trừ một kiếm đồng, một cậu bé kém cậu một tuổi, mà cậu giữ lại để làm bạn và phục vụ cậu. Khi cậu đã tự mình tắm lấy bằng nước trong vắt, cậu mở một chiếc hòm sơn to, rút ra một chiếc áo chẽn bằng da và chiếc áo ngoài bằng da đã thô rám, những thứ cậu đã từng mặc thuở còn ngồi trên sườn đồi trông coi đàn dê lông bờm xờm của người chăn dê. Cậu mặc những thứ đó vào và cầm lấy chiếc gậy thô cứng của kẻ chăn dê. Chú kiếm đồng ngạc nhiên mở to đôi mắt xanh lơ và vừa mỉm cười, chú vừa hỏi:
-Tâu hoàng thượng, tiểu thần thấy người đã có áo choàng và cây thiền trượng rồi; nhưng chiếc vương miện thì tiểu thần chưa được thấy.
Nhà vua trẻ ngắt một nhánh tầm xuân dại leo ở bao lơn, uốn cong nó lại, kết thành một vòng nhỏ và đặt lên đầu. Nhà vua đáp:
-Đây sẽ là vương miện của ta. Trong bộ quần áo như vậy, cậu đi qua phòng mình, bước vào phòng đại sảnh, ở đó các vị quý tộc đang đợi cậu. Nom thấy sự thể như vậy, các nhà quý tộc bèn đùa cợt và có một vài vị nói to:
-Tâu hoàng thượng, thần dân đang đợi vị vua của họ, còn người lại chỉ cho họ thấy một gã ăn xin. Những vị khác thì giận dữ nói:
-Y làm nhục quốc thể, không xứng đáng là vua của chúng ta. Nhưng cậu không đáp lại họ nửa lời, cậu tiếp tục đi qua, rồi bước xuống chiếc cầu thang bằng poóc-phia lấp lánh, vượt qua những chiếc cổng đồng đen, cậu leo lên ngựa, đi về phía nhà thờ lớn trong khi chú kiếm đồng bé nhỏ chạy bên cạnh. Dân chúng reo cười, họ nói:
-Đây là tên hề của đức vua cưỡi ngựa đi qua. Và họ chế giễu cậu. Cậu ghìm cương ngựa và nói:
-Không phải đâu, ta là vua đây. Rồi cậu kể cho họ nghe ba giấc chiêm bao của cậu. Cậu vừa dứt lời thì một người đàn ông bước ra khỏi đám đông và nói với cậu bằng một giọng gay gắt:
-Thưa ngài, há ngài lại không biết rằng chính cuộc sống xa hoa của người giàu mà nảy sinh ra cuộc sống của người nghèo sao? Do sự phù hoa của các ngài mà chúng tôi được nuôi dưỡng, và những thói đồi bại của các ngài đem đến cho chúng tôi cơm ăn áo mặc. Phải nai lưng làm việc cho một người chủ, đó là một điều cay đắng, nhưng còn cay đắng hơn nếu không có một ông chủ để vì ông ta mà cực nhọc. Ngài tưởng rằng lũ quS đen cho chúng tôi ăn sao? Mà, trước những điều đó, ngài có gì để cứu chữa? Liệu ngài có thể nói với người đi mua:
“Ngươi phải mua ngần này”, và với người bán:
“Ngươi phải bán với giá ngần này”. Có thể thế chăng? Tôi chả tin. Do vậy, ngài hãy quay trở về cung, hãy mặc thứ vải len đỏ thắm và mịn màng vào. Ngài làm được gì cho chúng tôi? Và ngài làm được gì cho những đau khổ của chúng tôi?
-Thế người giàu và kẻ nghèo không phải là anh em sao?
-Nhà vua hỏi.
-Phải,
-Người kia đáp, và tên người anh em giàu có là Ca-anh. Thế là nhà vua trẻ nước mắt tràn trề, giục ngựa tiến lên qua những tiếng lầm rầm của dân chúng. Chú kiếm đồng nhỏ bé đâm sợ nên bỏ mặc nhà vua. Khi cậu tới cửa lớn của giáo đường, bọn lính canh chĩa kích ra và nói:
-Mi tới đây tìm cái gì hở? Trừ đức vua ra, không ai được vào đây. Thế là mặt cậu đỏ bừng bừng vì giận, cậu bảo họ:
-Ta là vua đây.
-Rồi gạt những chiếc kích sang bên, cậu bước vào. Thấy cậu bước vào với bộ quần áo của kẻ chăn dê, đức tổng giám mục già nua đang ngồi ở ngai, ngạc nhiên đứng lên, bước xuống gặp cậu và nói:
-Con ơi! Đây là trang phục của một vị vua sao? Ta đặt chiếc vương miện nào lên cho con được? Và ta trao cây thiên trượng nào vào tay con? Đối với con, hôm nay chắc chắn phải là một ngày hoan lạc chứ đâu phải là một ngày sỉ nhục.
-Thế Hoan Lạc phải khoác vào những gì mà Đau Khổ đã tạo ra chăng?
-Vua hỏi. Và vua kể lại ba giấc chiêm bao của mình. Nghe kể xong, ông tổng giám mục chau mày và nói:
-Con ạ, ta là một người già cả. Vào mùa đông tuổi tác của ta, ta biết người ta làm quá nhiều điều xấu xa trên cõi thế bao la này. Bọn trộm cướp độc ác từ vùng rừng núi kéo xuống và cướp bọn trẻ con đem bán chúng làm nô lệ cho bọn Mô-rơ. Những con sư tử nằm rình các đoàn người lái buôn và nhảy bổ vào những con lạc đà. Con gấu hung dại nhổ bật cây lúa trong thung lũng và cáo gặm nát cây nho trên đồi. Bọn cướp tàn phá vùng duyên hải, đốt cháy thuyền của ngư dân, lấy lính của họ mang đi. Những người bị bệnh phong sống trong các đầm lầy nước mặn, nhà của họ lợp thưng bằng phên liếp lau sậy, không một ai có thể tới gần họ. Kẻ ăn xin đi lang thang qua các đô thị, chia sẻ miếng ăn với lũ chó. Con xem, con có thể ngủ cùng giường với người phong, ăn cùng bàn với người ăn xin được chăng? Liệu con sư tử có làm theo lệnh con và con gấu dữ phải phục tùng con hay không? Bởi lẽ đó, ta không ca tụng con vì điều con đã làm, ta chỉ yêu cầu con hãy trở về cung, hãy làm cho nét mặt con được hân hoan lên, hãy mặc bộ áo quần xứng đáng với một vị vua; ta sẽ đặt lên đầu con chiếc vương miện bằng vàng, ta sẽ trao vào tay con cây thiền trượng nạm ngọc. Còn những chiêm bao của con, con hãy thôi đừng nghĩ đến nữa. Gánh nặng này của thế gian này quá lớn, một người đâu có mang nổi được; và nỗi đau khổ của trần thế quá nặng nề, riêng một trái tim đâu có chịu đựng được cho xuể.
-Trong ngôi nhà này mà cha nói thế sao?
-Nhà vua trẻ nói.
-Rồi cậu thúc ngựa vượt lên trước. Cậu bước lên các bậc điện thờ rồi đứng trước tượng Thiên Chúa. Cậu đứng trước tượng của Thiên Chúa; bên phải và bên trái cậu là những hình kỳ lạ bằng vàng, chiếc cốc rượu lễ đựng rượu vang vàng và chiếc lọ nhỏ chứa nước thánh. Cậu quỳ xuống trước Thiên Chúa; các cây bạch lạp cháy sáng lóa bên cạnh hòn ngọc đựng thánh cốt, khói hương nghi ngút màu xanh nhạt cuộn vờn bay lên qua vòm nhà. Cậu cúi đầu cầu nguyện, và các tu sĩ trong bộ áo lễ cứng đờ, ren rén xuống khỏi nơi bệ thờ.
Rồi đột nhiên, từ ngoài đường phố vọng vào tiếng huyên náo dữ dội; các nhà quý tộc bước vào, với kiếm tuốt trần, với những chùm lông đà điểu phất phất trên mũ, với những chiếc khiên thép bóng loáng. Họ thét lên:
-Cái gã mộng mị chiêm bao ấy đâu rồi? Cái gã vua trang phục như thằng ăn xin ấy đâu? Cái thằng bé làm hổ nhục quốc gia chúng ta, hắn đâu? Nhất định ta phải giết hắn đi, vì hắn không xứng đáng để trị vì. Nhưng nhà vua trẻ lại cúi đầu thấp hơn và vẫn cầu nguyện. Cầu nguyện xong, cậu đứng lên đảo mắt ra xung quanh, cậu buồn bã nhìn họ. Và kỳ lạ chưa! Qua các cửa sổ sơn son thiếp vàng, ánh mặt trời rọi vào, tuôn chảy trên người cậu, các tia nắng dệt xung quanh cậu một chiếc áo còn đẹp hơn chiếc áo đã được tạo ra vì sự thích thú của cậu. Chiếc gậy khô cứng kết nụ và sinh ra các bông huệ trắng hơn ngọc ngà. Cành gai khô khốc kết nụ và sinh ra các đóa hồng thắm đỏ hơn hồng ngọc. Trắng hơn ngọc là những bông huệ mà cuống bằng bạc lấp lánh. Đỏ hơn hồng ngọc là những bông hồng mà lá là vàng điệp. Cậu đứng đấy trong trang phục của một vị vua; các cửa của hòm thánh cốt bằng ngọc bật mở ra và từ pha lê của chiếc lọ đựng bánh thánh nhiều sọc, tỏa ra một thứ ánh sáng diệu kỳ và thần bí. Cậu đứng đấy trong trang phục của một vị vua và vầng hào quang của Chúa tràn ngập nhà thờ, các vị thánh trong các hãm tường hình như đang cử động. Trong trang phục xinh đẹp của một vị vua, cậu đứng đấy trước mặt các vị thánh; và chiếc đại phong cầm ngân nga từng tràng nhạc, các tay kèn thổi kèn vang vang, bọn trẻ con đồng ca cất tiếng hát. Thế là dân chúng bèn quỳ xuống trong nỗi kinh hoàng, các nhà quý tộc tra kiếm vào vỏ rồi dâng lời chúc tụng; khuôn mặt ông đức giám mục trở nên trắng bạch và tay ông run lên. ông nói:
-Phong vương cho Người phải là một đấng cao cả, chứ tôi đâu có dám.
-Rồi ông quỳ xuống trước mặt cậu. Đến đây, nhà vua trẻ từ trên bệ thờ cao bước xuống, rẽ qua đám đông dân chúng để trở lại hoàng cung. Nhưng không một ai dám nhìn thẳng vào mặt cậu vì khuôn mặt cậu nom như một thiên thần.

ông Hoàng hạnh phúc
Trên một bệ cao, pho tượng ông Hoàng hạnh phúc đứng sừng sững nhìn xuống thành phố. Khắp mình ông phủ đầy những mảnh vàng lá nguyên chất, mắt ông là hai viên ngọc bích long lanh, một viên hồng ngọc rực sáng ở chuôi kiếm của ông. Quả thật, người người đều ca tụng ông hết lời. Một vị ủy viên Hội đồng thành phố nhận xét:
“ông ta cũng đẹp bằng chiếc chong chóng gió”; ông ủy viên này muốn được tiếng là con người có những sở thích nghệ thuật, nhưng rồi ông nói thêm:
“Có điều không hẳn đã có ích bằng”, ông e thiên hạ cho rằng ông không thực tế, mà sự thực thì ông đâu có như vậy. Một bà mẹ khôn ngoan hỏi đứa con trai bé nhỏ của bà đang kêu khóc đòi ông trăng:
“Cớ sao con không thể như ông Hoàng hạnh phúc, hử ? ông Hoàng hạnh phúc không bao giờ kêu khóc vẩn vơ để đòi bất cứ một cái gì”. Một người chán ngán sự đời, nhìn chằm chằm vào pho tượng kỳ lạ, đã thốt lên:
“Ta cũng lấy làm vui lòng thấy trên thế gian này còn có người hoàn toàn sung sướng”.
-Nom ông ta đúng như một thiên thần,
-Bọn trẻ con ở Viện mồ côi nói như vậy, lúc chừng từ nhà thờ lớn bước ra trong những chiếc áo màu đỏ tươi và những chiếc tạp dề trắng tinh.
-Chúng mày biết làm sao được?
-thầy giáo dạy toán nói.
-Chẳng bao giờ chúng mày thấy được thiên thần cả.
-ồ thế mà chúng cháu đã thấy rồi, khi chúng cháu nằm mơ,
-lũ trẻ đáp. Thầy giáo dạy toán bèn cau mày nom rất nghiêm khắc, vì ông không tán thành để trẻ con mơ mộng. Một đêm, có một con chim én bé nhỏ bay trên thành phố. Sáu tuần trước đây, bạn bè của nó đã sang Ai Cập, nhưng nó nán lại sau mới lên đường. én bay, én bay suốt ngày, vào lúc đêm thì tới thành phố
“Mình trọ ở đâu được nhỉ ?
-én nói.
-Mong sao dân phố đã chuẩn bị chu đáo”. Thế rồi, én nom thấy pho tượng sừng sững trên bệ cao. Nó kêu lên:
“Mình muốn trú đêm trên đó; chỗ ấy thanh lịch, tha hồ thoáng mát”. én bèn đậu xuống đúng giữa đôi bàn chân của ông Hoàng hạnh phúc.
“Mình có một phòng ngủ bằng vàng”,
-nó vừa nhìn quanh vừa thoải mái tự nghĩ, và sửa soạn ngủ. Nhưng vừa đúng lúc nó đang cúp đầu dưới đôi cánh thì có một giọt nước to rơi lên người nó.
“Gì mà kỳ thế này!-nó kêu lên.-Trên trời không một gợn mây, sao thì sáng long lanh, ấy vậy mà lại mưa! Cái khí hậu vùng Bắc âu quả thật đáng sợ”.
Rồi một giọt nước khác rơi xuống.
“Tượng mà không thể che mưa được cho người ta thì tượng dùng để làm gì?
-Nó nói.
-Mình phải đi tìm một cái chụp ống khói mới được”.
-Và én quyết định bay đi. Nhưng nó chưa kịp mở đôi cánh ra, thì lại một giọt thứ ba rơi xuống; nó bèn ngước nhìn lên và trông thấy
-nó trông thấy gì nhỉ? Chao ôi! Đôi mắt của ông Hoàng hạnh phúc tràn trề nước mắt, và những giọt nước mắt đang ròng ròng chảy xuống đôi má bằng vàng của ông. Trong ánh trăng, nom ông đẹp đến nỗi con chim én bé nhỏ thấy lòng tràn ngập mối thương tâm. Nó hỏi:
-Ông là ai vậy?
-Ta là ông Hoàng hạnh phúc!
-Thế tại sao ông khóc?
-én hỏi.
-ông làm em ướt sạch rồi.
-Thuở xưa, lúc ta còn sống và mang một trái tim người,
-ông Hoàng đáp,
-ta không biết nước mắt là gì, bởi vì ta sống trong Cung điện Không-sầu-tư; ở đó nỗi đau buồn không được phép bước vào. Ban ngày, ta vui chơi với các bạn bè trong khu vườn. Buổi tối, ta điều khiển cuộc khiêu vũ trong đại sảnh. Có một bức tường cao ngất chạy bao quanh khu vườn, nhưng chưa bao giờ ta từng để tâm hỏi xem bên kia tường có gì, bởi lẽ xung quanh ta cái gì cũng đẹp quá đỗi. Các triều thần gọi là ông Hoàng hạnh phúc. Ta sống như thế, rồi ta chết như thế. Bây giờ, khi ta đã chết, họ đặt ta trên cao đây, cao đến nỗi ta có thể nom thấy tất cả cái xấu xa cùng tất cả cảnh cơ cực của thành phố ta; và cho dẫu trái tim ta đúc bằng chì, ta cũng không có cách nào khác hơn là khóc và khóc.
------------------------------------------------------------------------------------------------

Truyện thiếu nhi Nhà Vua Trẻ Tác giả Oscar Wilde Phần 1

------------------------------------------------------------------------------------------------
“Sao thế nhỉ? Tượng không phải bằng vàng khối ư?”
-én nghĩ thầm, nó rất lịch sự nên không nói to những nhận xét của riêng bản thân. Bằng một giọng trầm trầm du dương, pho tượng nói tiếp:
“ở đằng xa, ở đằng xa kia, trong một khu phố nhỏ, có một căn nhà nghèo nàn. Một cánh cửa sổ để mở, qua đó, ta có thể nom thấy một người đàn bà ngồi bên một chiếc bàn. Khuôn mặt bà ta gầy gò và tiều tuỵ; bàn tay bà thô kệch, ửng đỏ, chi chít những vết kim châm, bởi vì bà ta là một người thợ khâu. Bà đang thêu những bông hoa lạc tiên trên chiếc áo xa-tanh cho nàng hầu yêu quý nhất của hoàng hậu để nàng mặc trong buổi khiêu vũ sắp tới ở triều đình. Đứa con bé nhỏ của bà bị ốm, đang nằm trên một chiếc giường kê ở góc phòng. Nó lên cơn sốt và đòi ăn cam. Mẹ nó chẳng có gì cho nó ngoài nước lã lấy ở sông về, cho nên nó đang khóc. én ơi, én ơi, én bé nhỏ ơi, em có vui lòng gỡ viên hồng ngọc ở chuôi kiếm của ta rồi mang đến cho bà ấy không? én ạ, chân ta bị gắn chặt vào cái bệ này nên ta không thể cử động được”.
-Người ta đang đợi em bên Ai Cập, ông Hoàng ạ, -én nói.
-Tụi bạn em chúng đang bay xuôi bay ngược dọc sông Nin và đang trò chuyện với các bông hoa sen to mập. Chẳng mấy chốc nữa, chúng sẽ đến ngủ ở ngôi mộ của ông đại vương. ở đấy, bản thân ông ta cũng nằm trong chiếc hòm quét sơn. ông ta được quấn trong vải len màu vàng và được ướp trầm hương. Cổ ông ta đeo một dây chuyền ngọc bích xanh nhạt, và tay ông giống như những chiếc lá héo
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi,
-ông Hoàng nói,
-én có vui lòng nán lại đây một đêm với ta làm điệp sứ cho ta không hở én? Thằng bé nó khát khô cổ, mà bà mẹ thì buồn nẫu ruột.
-Em không nghĩ là em thích cái tụi trẻ con,
-én nói.
-Mùa lũ vừa qua, lúc em đang lưu lại trên bờ sông, có hai thằng bé láo xược, con bác chủ cối xay, lúc nào cũng lấy đá ném em. Dĩ nhiên, đời nào chúng ném trúng được; chúng em bay giỏi, bay xa thế này thì ném như chúng có ăn thua gì, hơn nữa, em thuộc một gia đình nổi tiếng nhanh nhẹn, nhưng như thế chứng tỏ rằng chúng còn vô lễ nữa. Nhưng ông Hoàng hạnh phúc nom buồn bã quá, khiến én lấy làm khổ tâm. Nó nói:
-Ở đây lạnh lắm. Nhưng em sẽ lưu lại với ông một đêm và sẽ làm điệp sứ cho ông.
-Cám ơn én bé nhỏ.
-Ông Hoàng nói. Thế là én tháo viên hồng ngọc to tướng ở chuôi kiếm ông Hoàng ra, rồi mỏ cắp viên ngọc, én bay đi phía trên các mái nhà của thành phố. Nó bay cạnh tháp chuông nhà thờ lớn; ở đó có chạm trổ những thiên thần bằng cẩm thạch. Nó bay cạnh cung điện và nghe âm thanh cuộc khiêu vũ vọng tới. Một cô nàng xinh đẹp bước ra bao lơn với người tình của mình.
-Các vì sao mới kỳ diệu làm sao!
-chàng nói với nàng.
-Và kỳ diệu biết bao, sức mạnh của tình yêu!
-Em mong chiếc áo của em may xong cho kịp với cuộc khiêu vũ nhân dịp Khánh tiết,
-Nàng đáp.
-Em đã bắt phải thêu hoa lạc tiên lên áo, nhưng cái con mụ thợ khâu nó lười nhác quá đi mất! én bay ngang qua sông và nom thấy những đèn treo mắc trên cột buồm các tàu bè. Nó bay ngang qua khu chợ, nom thấy những người Do Thái già đang mặc cả mua bán với nhau, cân tiền trên những chiếc cân đồng. Cuối cùng, nó tới căn nhà tồi tàn và nhìn vào phía trong. Đứa bé đang sốt, ho, còn bà mẹ thì vì mệt lả nên ngủ thiếp đi. én nhảy lò cò vào trong nhà, thả viên hồng ngọc to tướng lên mặt bàn ngay cạnh chiếc đê khâu, rồi nó bay liệng nhẹ nhàng xung quanh giường, lấy đôi cánh phe phẩy vào trán thằng bé.
“Mát ơi là mát!
-thằng bé reo lên.
-Chắc con đã đỡ rồi”. Và nó chìm vào một giấc ngủ mê lá. Thế rồi én bay trở về với ông Hoàng hạnh phúc, kể cho ông nghe nó đã làm những gì.
-Kỳ thật, ông ạ,
-nó nhận xét,
-trời lạnh là thế mà bây giờ em thấy ấm hẳn lên rồi.
-Đó là do em đã làm một việc tốt,
-Ông Hoàng nói. én bắt đầu suy nghĩ và nó cảm thấy buồn ngủ. Bao giờ cũng vậy, cứ hễ suy nghĩ là én ta ngủ. Lúc trời rạng sáng, nó bay xuống sông tắm một chút.
“Thật là một hiện tượng đặc biệt!
-vị giáo sư điểu học nói, khi ông đi qua cầu và nom thấy én.
-Một con én trong mùa đông!”. ông ta bèn viết một bài dài về tin đó cho tờ báo địa phương.
“Đêm nay mình đi Ai Cập”.
-chim én nói. Nó rất hứng chí trước viễn tưởng đó. Nó đi thăm tất cả các lâu đài dinh thự công cộng, đậu một lúc lâu trên nóc tháp chuông nhà thờ. Bất cứ nơi nào nó bay qua, lũ chim sẻ cũng kêu ríu ra ríu rít với nhau:
“Vị khách nước ngoài này mới đặc biệt chứ”. Trong thâm tâm, én ta rất lấy làm thích thú. Lúc mặt trăng lên, nó bay trở về chỗ ông Hoàng hạnh phúc. Nó kêu to:
-Ông có công việc gì cần ủy nhiệm bên Ai Cập không? Em sắp lên đường đây.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi, -ông Hoàng nói,
-Em không muốn ở lại với ta một đêm nữa sao?
-Người ta đang đợi em bên Ai Cập ông ạ, -én đáp,
-Ngày mai tụi bạn em chúng bay lên phía con thác thứ hai. Tại đấy, lão hà mã đang nằm trong đám lau cói, thần Mem-nơn đang ngồi trên chiếc ngai to lớn bằng đá hoa cương. Suốt đêm ròng rã, thần ngắm nhìn các vì sao, và khi ngôi sao mai chiếu sáng, thần thốt lên một tiếng kêu vui, rồi im bặt. Đến trưa, những bác sư tử lông vàng đi xuống đầu nguồn để uống nước. Chúng có những đôi mắt nom như ngọc xanh, tiếng gầm của chúng to hơn tiếng gầm của thác nước.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi,
-Ông Hoàng nói,
-Cách xa đây, phía bên kia thành phố, ta trông thấy một chàng trai ở trong một căn gác xép. Chàng đang cúi mình trên một chiếc bàn phủ đầy giấy má. Trong một chiếc cốc ở bên cạnh chàng, có một bó hoa tím đã héo. Tóc chàng màu nâu và quăn tít, đôi môi chàng đỏ như hoa lựu, chàng có đôi mắt to và mơ mộng. Chàng đang cố gắng hoàn thành một vở kịch cho ông giám đốc rạp hát, nhưng chàng rét quá nên không viết thêm được gì. Trong lò sưởi không có lửa, và chàng mệt lả vì đói.
-Em sẽ lui lại một đêm nữa, -én nói, vì thực tình, én tốt lòng tốt dạ.
-Em có phải lấy cho chàng ta một viên hồng ngọc khác không.
-Chao ôi! Giờ thì ta không có hồng ngọc nữa, em ạ. -ông Hoàng nói.
-Tất cả cái gì ta còn lại, chỉ là đôi mắt thôi. Chúng được làm bằng ngọc hiếm, từ ấn Độ đưa về cách đây một ngàn năm. Hãy giật lấy một viên và đưa đến cho chàng. Chàng sẽ đem bán cho người thợ kim hoàn, chàng sẽ mua củi đốt và viết xong vở kịch.
-Ông Hoàng thân mến ơi,
-Én nói.
-Em không thể làm thế này được, ông ạ,
-Và én bắt đầu khóc.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi, ta bảo sao, em cứ làm vậy đi. Thế là én giật viên ngọc quý ở mắt ông Hoàng ra, bay tới căn gác xép của anh sinh viên. Đi vào đó cũng khá dễ dàng, vì có một lỗ thủng trên mái. én lao vút qua lỗ thủng vào căn phòng. Chàng thanh niên đang vùi đầu vào đôi bàn tay, nên không nghe tiếng cánh chim phần phật. Khi chàng ngước mắt nhìn lên, chàng thấy viên ngọc xinh đẹp nằm trên bó hoa tím héo hắt. Chàng reo lên:
-Bước đầu mình được đánh giá đúng rồi đây! Cái này là do một người nào đó rất hâm mộ mình gửi tặng. Giờ thì mình có thể viết xong vở kịch được rồi. Nom chàng hết sức vui sướng. Ngày hôm sau chim én bay xuống phía cảng. Nó đậu trên cột buồm một chiếc tàu lớn, ngắm nhìn các thủy thủ dùng dây chão kéo những chiếc hòm to ra khỏi hầm tàu. Mỗi khi một chiếc hòm được đưa lên thì họ lại hét to:
“Dô hò dô!”.
“Ta sắp đi sang Ai Cập đây”,
-Chim én kêu rõ to, nhưng chẳng ai chú ý. Khi mặt trăng mọc, chim lại bay trở về với ông Hoàng hạnh phúc. Nó kêu:
-Em đến tạm biệt ông đây.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi,
-Ông Hoàng nói,
-Em không muốn ở lại với ta một đêm nữa hay sao?
-Mùa đông rồi ông ạ,
-én đáp,
-tuyết lạnh lẽo sắp rơi xuống đây. ở Ai Cập, mặt trời ấm áp chiếu trên những cây cọ xanh tươi, những lão cá sấu nằm dài trong bùn lầy đưa mắt lười nhác nhìn ra xung quanh. Bạn bè em đang xây tổ trên ngôi đền Bân-béc; những con chim câu hồng và trắng đang ngắm nhìn họ vừa hòa tiếng gù với nhau. ông Hoàng thân mến ạ, em phải từ biệt ông, nhưng em sẽ không bao giờ quên ông đâu. Mùa xuân tới, em sẽ mang về cho ông hai viên ngọc xinh đẹp để thay thế những viên mà ông đã cho đi. Viên hồng ngọc sẽ thắm đỏ hơn một đóa hồng đỏ thắm và viên bích ngọc nhất định sẽ xanh như biển cả.
-Trong vườn hoa ở phía dưới kia,
-Ông Hoàng hạnh phúc nói,
-Có một em bé gái bán diêm đang đứng khóc. Em đã để diêm rơi xuống rãnh nước và diêm đã ướt hết; em bé mà không mang về nhà được một ít tiền, bố em sẽ đánh em, cho nên em đang kêu khóc. Em bé không có giày mà cũng không có tất, còn cái đầu bé nhỏ thì trần trụi. Em hãy giật mắt kia của ta ra và đem cho em bé, thế là nó sẽ không bị cha đánh đòn.
-Em sẽ ở lại với ông một đêm nữa, -én nói,
-Nhưng em không thể giật mắt ông ra được đâu, ông Hoàng ạ. Như thế thì ông mù hẳn mất thôi.
-Én, én ơi, én bé nhỏ ơi, ta bảo sao em cứ thế mà làm. Thế là én giật viên ngọc xanh ở con mắt kia của ông Hoàng ra, cắp lấy và bay vút xuống. Nó tới bên em bé bán diêm, buông viên ngọc vào lòng bàn tay em.
“Cái mảnh gương này mới xinh làm sao chứ!”
-Em bé kêu lên, vừa chạy về nhà vừa cười. Thế rồi én bay trở về với ông Hoàng. Nó nói:
-Bây giờ thì ông bị mù mất rồi, vậy thì em sẽ ở lại đây với ông mãi mãi.
-Không, én bé nhỏ ơi, không được đâu; em phải đi sang Ai Cập đi.
-Mãi mãi em sẽ ở lại đây với ông,
-Én nói, rồi én ngủ dưới chân ông Hoàng. Suốt cả ngày hôm sau, én đậu trên vai ông Hoàng, kể cho ông nghe những câu chuyện về những gì én đã thấy ở các xứ xa lạ. én kể cho ông nghe về những con cò quăm đứng thành hàng dài trên đôi bờ sông Nin; mỏ cắp những con cá vàng; én kể về ông nhân sư, cũng già nua như chính thế giới vậy, ông sống trong sa mạc mà cái gì cũng biết; én nói về những người lái buôn đi thủng thẳng bên cạnh những con lạc đà, tay cầm những hạt hổ phách; về ông vua của vùng núi Mặt Trăng, ông ta cũng đen ngang gỗ mun, ông thờ phụng một viên pha lê to tướng; én nói đến con trăn màu xanh lục nằm ngủ trong một cây cọ, có hai mươi thầy tu đem bánh mật ong đến cho nó ăn; về những người tí hon bơi thuyền qua một hồ rộng trên những chiếc lá dẹt to bản, và họ luôn luôn gây chiến với những lũ bướm.
-Én bé bỏng thân mến ơi.- ông Hoàng nói,
-Em đã kể cho ta nghe những điều kỳ diệu, nhưng kỳ diệu hơn hết thảy, đó là nỗi khổ đau của con người, đàn ông cũng như đàn bà. Không có bí mật nào lớn lao bằng nỗi cơ hàn. én bé nhỏ ạ, em hãy bay trên thành phố của ta và kể cho ta nghe em thấy những gì ở đấy. Thế là chim én bay khắp thành phố lớn, nó thấy người giàu đang vui chơi trong những ngôi nhà đẹp đẽ trong khi những người ăn xin đang ngồi ngoài cổng. Nó bay vào những ngõ hẻm tối tăm, nom thấy những khuôn mặt trắng bệch của những đứa trẻ chịu đói rét đang lờ phờ nhìn ra ngoài đường phố. Phía dưới gầm một chiếc cầu có hai thằng bé đang nằm ôm chặt lấy nhau để cố gắng giữ mình cho được ấm. Chúng nói:
“Chúng mình đói quá đi mất”.
-Chúng mày không được nằm ở đây!
-người gác cầu quát. Thế là chúng bước ra, đi lang thang trong mưa lạnh.
Thế rồi chim bay trở về, kể cho ông Hoàng nghe những điều chim đã thấy. ông Hoàng nói:
-Mình ta phủ đầy vàng nguyên chất, em hãy gỡ nó ra, từng lá từng lá một, rồi đem đến cho người nghèo của ta; chúng sinh bao giờ cũng nghĩ rằng vàng có thể khiến cho họ sung sướng. Cứ từng lá, từng lá một, vàng nguyên chất được chim én gỡ ra cho tới lúc ông Hoàng hạnh phúc nom mờ đục và xám xịt hẳn. Hết lá này đến lá khác vàng nguyên chất chim đem đến cho người nghèo. Khuôn mặt của bọn trẻ con trở nên hồng hào hơn, chúng cười và chơi đùa trên đường phố. Chúng reo to:
“Bây giờ chúng mình có bánh ăn rồi”. Rồi tuyết đến và đi theo tuyết là băng giá. Các đường phố nom như thể dát bạc, lấp lánh và sáng lóa mắt; những thỏi băng dài nom giống những thanh kiếm pha lê buông thõng xuống từ những mái hiên các ngôi nhà; người qua lại khoác những chiếc áo lót lông thú, bọn trẻ con đội mũ đỏ đang chơi trượt băng. Chim én bé nhỏ tội nghiệp ngày càng thấy lạnh hơn, nhưng nó không muốn rời bỏ ông Hoàng vì nó yêu ông Hoàng quá đỗi. Nó nhặt những vụn bánh phía ngoài cửa hàng bán bánh, khi ông chủ không trông chừng tới, và nó đập đập đôi cánh để cố giữ cho mình được ấm. Nhưng cuối cùng nó biết nó sắp chết. Nó chỉ còn vừa vặn đủ sức để bay lên đậu trên vai ông Hoàng một lần nữa.
-Tạm biệt ông, ông Hoàng thân mến ạ,
-Nó thì thầm.
-Ông vui lòng để em hôn tay ông chứ?
-Rốt cuộc thì em cũng đi sang Ai Cập, ta bằng lòng lắm, én bé nhỏ ạ,
-ông Hoàng nói.
-Em đã nán lại đây quá lâu rồi, nhưng em phải hôn lên môi ta kia, vì ta yêu em.
-Không phải em đi sang Ai Cập đâu, ông ạ. Em đi tới ngôi nhà của Thần Chết. Chết với Ngủ là anh em, có phải không ạ? én hôn lên môi ông Hoàng sung sướng và rơi xuống chết dưới bàn chân ông. Ngay lúc đó một tiếng “rắc” kỳ lạ vang lên bên trong pho tượng, như thể có vật gì đã bị vỡ. Sự thật là trái tim bằng chì của ông Hoàng đã bị tách đúng làm hai mảnh. Tảng sáng ngày hôm sau, ông thị trưởng đi dạo dưới công viên cùng với các vị ủy viên Hội đồng thành phố. Lúc họ đi tới cái bệ, ông thị trưởng ngước nhìn lên pho tượng.
-Trời! ông Hoàng sung sướng nom sao mà tiều tụy thế kia!
-Quả có tiều tụy thật!
-Các ông ủy viên Hội đồng thành phố cũng kêu lên. Bao giờ họ cũng phụ họa với ông thị trưởng. Nói xong, họ bước lên để tận mắt nhìn pho tượng. ông thị trưởng nói:
-Viên hồng ngọc đã rơi khỏi chuôi kiếm của ông ta, đôi mắt cũng đã mất, ông ta đâu có bằng vàng nữa. Thật tình, ông ta chả hơn một thằng ăn mày mấy tí.
-Chả hơn thằng ăn mày mấy tí,
-Các ông ủy viên Hội đồng thành phố lắp lại.
-Mà đây, hiện có một con chim chết ở chân ông ta,
-Ông thị trưởng tiếp tục.
-Chúng ta phải thực sự ban bố một tuyên cáo rằng chim chóc không được phép chết tại đây. Và viên thư ký Hội đồng thành phố ghi vào sổ lời gợi ý đó. Thế rồi người ta xô đổ pho tượng ông Hoàng hạnh phúc. Vị giáo sư nghệ thuật tại trường Đại học tổng hợp phát biểu:
“Bởi lẽ ông ta không còn đẹp nữa, cho nên ông ta cũng hết có ích”. Sau đó người ta đem pho tượng nung chảy trong lò nung. ông thị trưởng tổ chức một cuộc họp để quyết định xem phải làm gì với thứ kim loại đó. ông nói:
-Chúng ta phải có một pho tượng khác, cái đó thì đã hẳn, và phải là tượng của chính tôi.
-Của chính tôi,
-mỗi vị ủy viên Hội đồng thành phố đều nói như vậy. Rồi họ cãi cọ nhau. Lần cuối cùng khi tôi nghe họ nói, họ vẫn đang còn lời qua tiếng lại.
-Gì mà lạ lùng chưa này!
-viên đốc công xưởng đúc nói.- Cái trái tim bằng chì bị vỡ này bỏ vào lò nung mà không chịu chảy cho. Phải vứt nó đi thôi.- Và họ quẳng nó lên một đống rác, ở đó có xác con chim chết. Chúa truyền bảo một trong những vị thiên thần của Chúa rằng:
“Ngươi hãy đem cho ta hai vật quý báu nhất trong thành phố”. Thiên thần liền mang về cho Người trái tim bằng chì và con chim chết. Chúa phán bảo:
“Ngươi đã chọn đúng. Trong vườn Lạc uyển của ta, con chim bé nhỏ này sẽ đời đời ca hót, và trong thành phố bằng vàng của ta, ông Hoàng hạnh phúc sẽ dâng lời tán tụng lên ta”.
 (còn tiếp)

Truyện thiếu nhi hay- Ngư Ông Và Biển Cả

 Truyện thiếu nhi hay- Ngư Ông Và Biển Cả

Tác giả: Ernest Hemingway
Dịch giả: Phùng Khánh, Phùng Thăng dịch

Phần 1
Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào. Bốn mươi ngày đầu thằng bé đi với lão. Nhưng sau bốn mươi ngày không câu được cá, cha mẹ thằng bé bảo nó rằng rốt cuộc bây giờ ông lão đã hoàn toàn salao, cách diễn đạt tệ nhất của vận rủi, rồi buộc nó đi theo thuyền khác và ngay trong tuần lễ đầu tiên chiếc thuyền ấy đã câu được ba con cá lớn. Điều đó khiến thằng bé buồn khi hằng ngày thấy ông lão trở về với chiếc thuyền không, nó luôn xuống giúp lão mang khi thì cuộn dây, cái lao móc săn cá, khi thì cái sào hay tấm buồm quấn quanh cột. Tấm buồm được vá bằng bao bột, cuộn lại trông như một lá cờ bại trận triền miên. ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.
"Ông Santiago, thằng bé nói khi hai người leo lên bờ nơi con thuyền được kéo lên.
“Cháu có thể lại đi cùng ông. Chúng ta đã có ít tiền rồi.
ông lão dạy thằng bé câu cá và nó quý lão.
“Đừng”, lão nói.
“Cháu đang đi với con thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ”.
“Nhưng ông còn nhớ có hồi suốt tám mươi bảy ngày ta không bắt được cá nhưng sau đó trong ba tuần lễ ngày nào ta cũng vớ được cá lớn”.
"Ông nhớ”, ông lão nói.
"Ông biết cháu đã không rời bỏ ông vì thiếu lòng tin”.
“Tại cha cháu bắt làm như thế. Cháu còn nhỏ, cháu phải nghe lời cha”.
"Ông hiểu”, ông lão nói.
“Đấy là chuyện thường”.
“Cha cháu chẳng tin đâu”.
“Phải”, ông lão nói.
“Nhưng chúng ta tin, đúng không?”
“Vâng”, thằng bé đáp.
“Cháu có thể mời ông một lá bia ở khách sạn Terrace trước khi chúng ta mang mấy thứ này về nhà chứ?”
“Tại sao lại không?”, ông lão nói.
“Dân chài với nhau cả mà”. Họ ngồi ở Terrace và rất nhiều người đánh cá trêu ông lão nhưng lão không giận. Một số khác, những ngư dân lớn tuổi hơn, nhìn lão và cảm thấy buồn. Nhưng họ không để lộ ra mà chỉ từ tốn nói về dòng chảy, độ sâu buông câu, về thời tiết tốt, ổn định và về những thứ họ đã nhìn thấy. Mấy tay đánh cá thành công của ngày ấy đã trở về, xả thịt con cá kiếm của họ, sắp đầy lên hai tấm ván, mỗi người khiêng một đầu đi xuyên đến nhà để cá, đợi chiếc xe tải ướp lạnh đưa đến chợ Havana. Những người bắt được cá mập thì đưa chúng đến xưởng cá mập phía bên kia vịnh; chúng được móc treo lên bằng ròng rọc, gan bị mổ lấy, vi bị cắt, da bị lột và thịt thì được xẻ thành súc đưa ướp muối. Khi gió Đông thổi, mùi tanh nồng từ xưởng cá mập bên kia cảng phả đến. Nhưng hôm nay, mùi cá chỉ thoang thoảng vì gió thổi chếch sang hướng Bắc rồi lặng hẳn; trên Terrace trời tỏa nắng dễ chịu.
"Ông Santiago”, thằng bé gọi.
"Ừ”, ông lão đáp. Lão đang giữ cái lá và hồi tưởng về nhiều năm trước.
“Cháu đi kiếm giúp ông mấy con cá mòi cho ngày mai nhé?”
“Đừng. Đi chơi bóng chày đi. ông vẫn có thể chèo và Rogelio sẽ quăng lưới”.”Cháu thích đi.
Nếu cháu không được câu cá với ông thì cháu muốn giúp ông việc gì đó”.
“Cháu đã mua bia cho ông”, ông lão nói.
“Cháu thực sự là đàn ông rồi”.
“Lần đầu tiên ông đưa cháu ra khơi, cháu lên mấy?”
“Lên năm, và suýt nữa cháu bị chết khi ông lôi con cá quá lớn lên thuyền, nó gần như quật tan con thuyền ra nhiều mảnh. Cháu có còn nhớ không?”
“Cháu vẫn nhớ cái đuôi quật mạnh; chỗ ngồi chèo thuyền bị gãy và tiếng nện của cái chày. Cháu nhớ ông ném cháu ra đằng mũi thuyền, nơi lùng nhùng những sợi dây ướt rồi cháu cảm thấy toàn bộ con thuyền chao đảo và tiếng ông quật con cá nghe như thể đang đốn cây, máu nóng hổi bắn cả lên người cháu”.
“Có phải cháu thực sự nhớ chuyện ấy hay là do ông kể?”
“Cháu nhớ mọi thứ kể từ cái lần đầu tiên ông cháu ta đi cùng nhau”. ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chan chứa tình thương, tin cậy, ấm áp của mình.
“Nếu cháu là con ta thì ta sẽ đưa cháu đi cầu may một phen”, lão nói.
“Nhưng cháu là con của cha mẹ cháu và cháu đang đi trên con thuyền may mắn”.
“Cháu có thể đi kiếm cá mòi chứ? Cháu còn biết nơi cháu có thể kiếm được bốn con mồi”.
“Hôm nay ông vẫn còn mấy con. ông đã muối chúng trong thùng”.
“Để cháu đi kiếm bốn con tươi”.
“Một thôi”, ông lão nói. Niềm hy vọng và lòng tin của ông lão chưa bao giờ nguội lạnh. Còn bây giờ thì chúng đang cuộn lên như khi gió đang nổi.
“Hai”, thằng bé nói.
“Hai”, ông lão đồng ý.
“Cháu không ăn cắp đấy chứ?”
“Cháu không”, thằng bé đáp.
“Cháu mua”.
“Cảm ơn cháu”, ông lão nói. Lão quá giản dị để không tự hỏi tính nhún nhường của mình có tự bao giờ. Nhưng lão biết lão đã có nó và lão biết nó chẳng có gì xấu hổ và cũng chẳng mảy may phương hại đến niềm kiêu hãnh thực sự.
“Với con nước này, mai sẽ là một ngày tốt lành”, lão nói.
"Ông sẽ đến đâu”, thằng bé hỏi.
“Đi thật xa, khi gió trở thì mới quay về. ông muốn đến đấy trước khi trời sáng”.
“Cháu sẽ tìm cách để ông ấy ra câu xa”, thằng bé nói.
“Rồi khi ông câu được một con gì đấy thật sự lớn, cháu sẽ có thể đến giúp”.
"Ông ấy không thích ra khơi xa đâu”.
“Vâng”, thằng bé nói.
“Nhưng cháu sẽ thấy cái gì đó, một con chim săn mồi chẳng hạn, mà ông ấy không thể thấy rồi giục ông ta bám theo bầy cá dorado”.
“Mắt ông ấy kém đến thế ư?”.
"Ông ấy gần như mù”.
“Lạ thật”, ông lão nói.
"Ông ấy chưa bao giờ đi săn rùa. Đấy là lý do làm mắt kém thị lực”.
“Nhưng ông đã nhiều năm đi săn rùa tận Moạquito Coaạt mà mắt ông vẫn còn tốt”.
“Ta là một lão già kỳ lạ”.
“Nhưng giờ đây ông có còn đủ sức để dành cho con cá thật lớn không?”
"Ông chắc thế. Vả lại còn có nhiều mẹo nữa”.
“Chúng ta hãy mang dụng cụ về nhà”, thằng bé nói.
“Rồi cháu có thể mang lưới -quăng đi bắt cá mòi”. Họ tháo vật dụng khỏi thuyền. ông lão vác cột buồm, thằng bé mang thùng gỗ đựng dây, những sợi dây câu màu nâu được bện thật chắc, cái móc, ngọn lao với cán của nó. Thùng đựng mồi để ở đuôi thuyền, bên cạnh cái chày được dùng để quật những con cá lớn khi bị kéo lên khoang.
Chẳng ai ăn trộm đồ đạc của ông lão, nhưng tốt hơn thì cứ đưa cánh buồm, cuộn dây nặng vào nhà bởi sương có thể làm chúng hỏng và dẫu cho lão có hoàn toàn tin chắc là chẳng có người địa phương nào ăn cắp của lão thì lão vẫn nghĩ cái móc và ngọn lao hẳn có sức cám dỗ khi để trên thuyền. Họ cùng đi bộ trên con đường đến lều ông lão rồi bước vào qua cánh cửa để ngỏ. ông lão dựng cột buồm với lá buồm quấn quanh vào vách, thằng bé đặt cái thùng gỗ và mấy thứ khác bên cạnh. Cột buồm cao gần bằng chiều cao của căn lều một buồng. Vách lều được ghép bằng thân loài cọ xù xì có tên gọi là guano; trong lều có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cái bếp trên nền đất để nấu bằng than củi. Trên bức tường màu nâu của những thân cọ guano đập giập với mấy chiếc lá cứng queo của chúng chồng lên nhau, là hai bức ảnh màu của Đức Chúa Jesus và Đức Mẹ Đồng Trinh xứ Cobre. Đấy là di vật của vợ lão. Có dạo bức ảnh tô màu của vợ lão cũng được treo trên tường nhưng rồi lão đã tháo xuống bởi nó khiến lão càng cô đơn hơn khi nhìn thấy, lão để nó trên giá trong góc dưới chiếc sơ mi sạch của lão.
---------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn đang đọc Truyện thiếu nhi hay- Ngư Ông Và Biển Cả

------------------------------------------------------------------------------------------
"Ông có gì ăn không?”, thằng bé hỏi.
“Một niêu cơm gạo vàng với cá. Cháu có muốn ăn không?”.
“Thưa không. Cháu sẽ ăn ở nhà. ông có cần cháu nhóm lửa không?”.
“Không. Để lát nữa ông nhóm. Hoặc có lẽ ông sẽ ăn cơm nguội”.
“Cháu có thể mang cái lưới -quăng đi chứ?”.
“Dĩ nhiên”. Không có cái lưới -quăng nào cả, thằng bé nhớ rõ cái lúc họ bán nó. Nhưng ngày nào hai ông cháu cũng vờ tưởng tượng như thế. Và thằng bé cũng biết chẳng có niêu cơm gạo vàng và cá nào cả.
“Tám mươi lăm là con số may mắn”, ông lão nói.
“Cháu có thích ông mang về con cá nặng gần nửa tấn không?”.
“Cháu sẽ lấy cái lưới -quăng đi bắt cá mòi. ông ngồi sưởi nắng trên ngưỡng cửa chứ?”.
"Ừ. ông có tờ báo hôm qua và sẽ đọc về trận bóng chày”. Thằng bé không chắc liệu cái tờ báo hôm qua ấy có phải là sản phẩm của trí tưởng tượng nữa không.
Nhưng ông lão đã lôi tờ báo từ dưới giường ra.
“Perico cho ông ở bodega”, lão giải thích.
“Cháu sẽ quay lại khi kiếm được vài con cá mòi. Cháu sẽ ướp đá mấy con của ông cùng của cháu rồi sáng mai chúng ta chia nhau. Khi cháu quay lại, ông nhớ kể cho cháu nghe chuyện đội bóng đấy”.
“Đội Yankee không thể thua”.
“Nhưng cháu sợ đội Da Đỏ Cleveland”.
“Hãy tin vào đội Yankee, cháu à. Hãy tin tưởng ở Di Maggio vĩ đại”.
“Cháu sợ cả đội Hổ Detroit lẫn đội Da Đỏ Cleveland”.
“Hãy coi chừng không khéo cháu lại sợ cả đội Đỏ Cincinnati và đội White Sox của Chicago”.
"Ông đọc đi rồi kể cho cháu lúc cháu quay lại”.
“Cháu có nghĩ chúng ta nên mua tờ vé số có số cuối là tám mươi lăm không? Mai là ngày thứ tám mươi lăm”.
“Chúng ta có thể mua”, thằng bé nói.
“Nhưng thế còn con số cực kỳ kỷ lục của ông là tám mươi bảy”.
“Không thể xảy ra lần thứ hai đâu. Cháu có chắc là cháu có thể tìm được tờ vé số tám mươi lăm ấy chứ?”
“Cháu có thể mua một chiếc”.
“Một chiếc. Hai đô la rưỡi đấy. Ai có thể cho chúng ta vay món tiền ấy?”
“Dễ thôi mà. Cháu luôn có khả năng vay hai đô rưỡi”.
"Ông nghĩ có lẽ ông cũng có khả năng đó. Nhưng ông cố không vay mượn. Thoạt tiên thì vay mượn. Rồi sau đó là ăn mày”.
“Hãy giữ ấm ông ạ”, thằng bé nói.
“Chúng ta đã qua tháng chín”.
“Tháng này là mùa cá lớn”, ông lão nói.
“Vào tháng năm thì ai cũng có thể trở thành người đánh cá”.
“Bây giờ cháu đi kiếm cá mòi đây”, thằng bé nói. Khi thằng bé trở lại ông lão đã ngủ trên ghế, mặt trời đã lặn. Thằng bé mang cái mền lính cũ trong giường ra trải lên phía sau ghế, đắp qua vai ông lão. Đôi vai thật kỳ lạ, vẫn chắc nịch dẫu đã rất già, cả cái cổ vẫn còn khỏe, những nếp nhăn mờ đi khi ông lão ngủ gục đầu về phía trước. Chiếc sơ mi của ông được vá nhiều lần đến nỗi trông nó cũng hệt như tấm buồm; mặt trời làm mấy miếng vá ấy phai nhạt theo nhiều màu khác nhau. Dẫu sao thì cái đầu ông lão cũng đã rất già và khi đôi mắt nhắm lại thì khuôn mặt lão không còn sinh khí. Tờ báo nằm vắt qua đầu gối lão, độ nặng của cánh tay giữ nó ở lại đó trong làn gió nhẹ buổi tối. Lão đi chân trần. Thằng bé để lão ở đó và khi nó quay lại ông lão vẫn còn ngủ.
"Ông ơi, dậy đi”, thằng bé gọi và đặt tay lên đầu gối lão. ông lão mở mắt, ngơ ngác một lúc rồi mới tỉnh hẳn. Rồi lão mỉm cười.
“Cháu có cái gì đấy”, lão hỏi.
“Đồ ăn tối”, thằng bé nói.
“Chúng ta sẽ ăn tối”.
"Ông không đói lắm đâu”.
“Thì cứ ăn vậy. ông không thể không ăn mà bắt cá được”.
“Vẫn cứ câu được”, ông lão nói lúc đứng dậy cầm tờ báo gấp lại. Rồi lão chuẩn bị xếp mền.
"Ông cứ quấn mền quanh người”, thằng bé nói.
“Trong lúc cháu còn sống thì ông không phải nhịn đói mà đi câu cá”.
“Vậy thì hãy sống cho thật lâu và quan tâm đến bản thân mình”, ông lão nói.
“Ta ăn gì vậy?”.
“Đậu đen, cơm, chuối chiên và ít thịt hầm”. Thằng bé đựng mấy món ấy trong chiếc cặp lồng hai ngăn, mang về từ Terrace. Hai bộ dao nĩa, thìa được quấn bằng giấy ăn đút trong túi nó.
“Ai cho cháu mấy món này?”
“Bác Martin. Chủ quán”.
"Ông phải cảm ơn bác ấy”.
“Cháu đã cảm ơn rồi”, thằng bé nói.
"Ông không phải cảm ơn bác ấy nữa”.
"Ông sẽ biếu bác ấy miếng thịt bụng của con cá lớn”, ông lão nói.
“Bác ấy đã nhiều lần cho chúng ta như thế này phải không?”
“Cháu nghĩ thế”.
“Vậy thì ông phải biếu bác ấy cái gì quí hơn miếng thịt bụng. Bác ấy rất tử tế với chúng ta”.
“Bác ấy gửi biếu hai chai bia”.
"Ông thích bia lon nhất”.
“Cháu biết. Nhưng đây là bia Hatuey đóng chai, cháu sẽ mang trả chai”.
“Cháu chu đáo quá”, ông lão nói.
“Ta ăn chứ?”
“Thì cháu đã mời ông mãi,” thằng bé dịu dàng nói.
“Cháu chưa muốn mở cặp lồng trước khi ông đã sẵn sàng”.
"Ông sẽ sẵn sàng ngay”, ông lão nói.
"Ông chỉ rửa sơ qua một tí”. ông rửa ở đâu nhỉ, thằng bé nghĩ. Nguồn nước của làng cách đây hai con đường. Mình phải lấy nước về cho ông, thằng bé nghĩ, xà phòng và cả khăn tắm tươm tất nữa. Sao mình lại vô tâm đến thế? Mình phải kiếm cho ông chiếc sơ mi khác, một chiếc jacket mặc mùa đông, đôi giày và một cái mền nữa.
“Món thịt hầm của cháu tuyệt lắm”, ông lão nói.
“Kể cho cháu nghe về trận bóng đi”, thằng bé giục lão.
“Như ông đã nói, trong Liên đoàn Mỹ, đấy là đội Yankee”, ông lão hạnh phúc nói.

Truyện thiếu nhi Cô bé nghịch ngợm - Chương 05

Truyện thiếu nhi - Cô Bé Nghịch Ngợm Chương 5

Matilda Cô Bé Nghịch Ngợm - Roald Dahl
Tác Giả: Roald Dahl
Thể loại: Dài, Tiểu Thuyết, Thiếu Nhi,
Quốc gia: Anh Mỹ
Truyện thiếu nhi Cô bé nghịch ngợm - Chương 05
Truyện thiếu nhi Cô bé nghịch ngợm - Chương 05
  Matilda mong muốn ba mẹ bé trở nên tốt, đáng yêu, và có hiểu biết, đáng kính và thông minh. Việc họ không hề được một phẩm chất nào trong các phẩm chất trên khiến bé phải chịu đựng. Nhưng chẳng dễ chút nào. Mỗi lần bé chế ra một trò chơi mới để trừng phạt họ, điều đó làm cuộc sống bé đỡ khổ hơn.
Là đức con nhỏ nhất trong nhà, sức mạnh duy nhất nơi Matilda (mà không ai có được) chính là sức mạnh trí tuệ của bé. Sự thông minh của Matilda vượt trội hơn mọi người trong nhà. Nhưng trong bất cứ gia đình nào, một đứa trẻ năm tuổi luôn bị buộc phải làm điều bé được bảo, cho dầu đó là những mệnh lệnh ngốc nghếch. Thế là Matilda luôn bị ép buộc phải dùng bữa tối bằng khay nhôm trước màn hình ti vi, luôn bị ở nhà một mình vào những buổi chiều, và luôn im lặng bất cứ lúc nào bị bảo phải câm miệng.
Cách giúp bé trút bỏ mọi bực dọc của bé (giúp bé đỡ căng thẳng đến phát điên) là niềm vui khi ban phát những sự trừng phạt đích đáng, và dường như nó đem đến một hiệu quả nào đó. Ông bố bớt vênh váo và cộc cằn trong suốt nhiều ngày, sau khi nhận được một thần dược của Matilda.
Vụ con vẹt trong ống khói làm dịu tính nết của ông bố lẫn bà mẹ, cả hai đối xử tương đối dễ chịu với đứa con gái nhỏ của họ được một tuần. Nhưng, than ôi, nó không kéo dài lâu. Một buổi tối, câu chuyện kế tiếp lại bùng nổ ngay trong phòng khách. Ông Wormwood từ chỗ làm về. Matilda và anh trai ngồi yên nơi ghế trường kỷ đợi bà mẹ bưng khay bữa tối lên. Ti vi vẫn chưa bật mở.
Ông Wormwood bước vào trong bộ vest sọc carô và chiếc cà vạt vàng chói. Bộ áo ca rô sọc cam và xanh đọt chuối như muốn làm loá mắt những ai nhìn nó. Ông ta giống hệt người chạy giấy ăn diện lên trong ngày cưới của con gái mình. Và rõ ràng là tối nay ông ta rất hài lòng về bản thân.
Ông Wormwood ngồi phịch xuống chiếc ghế bành, xoa hai tay vào nhau, nói lớn với đứa con trai:
- Này, nhóc, bố mày được một ngày thành công đấy. Tối nay bố mày giàu có hơn sáng nay rất nhiều. Bố mày bán được năm chiếc xe, chiếc nào cũng được lời đáng kể. mạt cưa trong hộp số nhé, máy khoan điện chỉnh lùi đồng hồ cây số nhé, phun sơn mới lên vài chỗ và vài mánh khoé nho nhỏ nữa... Thế là bọn ngốc cứ hăm hở bỏ tiền ra mua xe.
Ông ta rút trong túi ra tờ giấy nhàu nát, nghiên cứu vài phút rồi nói tiếp với đứa con trai:
- Nghe này, vì rồi đây mày sẽ cùng làm ăn với tao, nên mày phải biết cách cộng số tiền lời mày kiếm được mỗi ngày. Đi kiếm tờ giấy với cây bút chì, rồi xem thử mày thông minh tới cỡ nào.
Đứa con trai ngoan ngoãn rời khỏi phòng, rồi sau đó cầm giấy viết quay vào. Ông vừa đọc tờ giấy, vừa nói:
- Viết ra những con số này. Chiếc xe thứ nhất, mua hai trăm bảy mươi tám bảng và bán được một ngàn bốn tăm hai mươi lăm bảng. Rồi chứ?
Thằng bé mười tuổi cắm cúi cẩn thận viết riêng hai con số ra hai cột. Ông bố tiếp tục:
- Chiếc xe thứ hai, mua một trăm mười tám bảng và bán được bảy trăm sáu mươi bảng. Hiểu chứ?
- Vâng, con hiểu rồi ba.
- Chiếc xe thứ ba, mua một trăm mười một bảng và bán được chín trăm chín mươi chín bảng, năm mươi xu.
Đứa con trai nó:
- Nhắc lại đi ba. Nó bán được bao nhiêu?

Các bạn đang đọc Truyện thiếu nhi Cô bé nghịch ngợm - Chương 05

- Chín trăm chín mươi chín bảng, năm mươi xu. Nhân tiện, đó là mánh khoé nhỏ của tao để lừa khách hàng. Không bao giờ nói tròn số, luôn luôn phải nói số thấp hơn. Đừng bao giờ nói một ngàn bảng. Hãy nói chín trăm chín mươi chín bảng thôi. nghe số tiền ít hơn rất nhiều, phải không?
- Vâng, ba thật sáng chói.
- Chiếc xe thứ tư, tám mươi bảng - đúng là mảnh sắt vụn - nhưng bán được sáu trăm chín mươi chín bảng năm mươi xu.
Đứa con trai vẫn viết, nhưng rên rỉ:
- Đừng nói nhanh quá, ba. Rồi, con xong rồi.
- Chiếc xe thứ năm, mua sáu trăm ba mươi bảy bảng và bán được một ngàn sáu trăm bốn mươi chín bảng năm mươi xu... Mày viết hết nhưng con số đó rồi chứ?
- Rồi, ba.
Đứa con trai vừa đáp vừa cúi người trên tờ giấy, nắn nót viết.
- Tốt lắm. Bây giờ tính xe mỗi chiếc xe được tiền lời bao nhiêu, và tiền lời tổng cộng của năm chiếc xe là bao nhiêu. Sau đó, mày có thể nói cho tao biết ông bố sáng chói của mày kiếm được bao nhiêu tiền ngày hôm nay.
- Một số tiền lớn đấy, ba.
- Tất nhiên là một số tiền lớn. Nhưng khi mày làm ăn lớn như tao, mày phải thông thạo cách tính chứ. Tao có cả một cái máy tính ở trong đầu tao. Không đầy mười phút, tao tính ra ngay con số đó.
Đứa con trai trợn mắt:
- Ba gắn máy tính trong đầu hả, ba?
- Không phải như thế. Nhưng có nghĩa là tao tính toán rất nhanh. Khi nào làm xong, hãy nói cho tao biết số tiền lời của tao ngày hôm nay. Tao có sẵn đáp số trong tờ giấy này rồi.
Matilda rụt rè:
- Ba, ba lời được chính xác là bốn ngàn ba trăm lẻ ba bảng và năm mươi xu.
- Đừng nói chen vào. Tao và anh mày đang bận tính những con số lớn.
- Nhưng, ba...
- Câm miệng. Đừng tìm cách làm ra vẻ thông minh.
Matilda nhẹ nhàng nói:
- Hãy nhìn vào đáp số của ba. Nếu ba làm toán đúng, nó sẽ là bốn ngàn ba trăm lẻ ba bảng và năm mươi xu. Có phải ba viết như thế không?
Ông bố liếc vào tờ giấy cầm trong tay. Ông hơi cứng người và ngậm câm như hến. Căn phòng chợt im lặng. Rồi ông ta bảo:
- Mày nói lại xem.
- Bốn ngàn ba trăm lẻ ba bảng và năm mươi xu.
Lại yên lặng. Khuôn mặt ông bố bắt đầu đỏ sậm lên. Matilda vẫn nhẹ nhàng:
- Con chắc là nó đúng.
Đột nhiên ông bố vừa hét lớn lên, vừa chỉ ngón tay vào mặt Matilda:
- Mày... đồ gian lận! Mày đã nhìn vào tờ giấy của tao! Mày đã đọc được những con số tao viết trong này.
Matilda ngỡ ngàng:
- Ba, con ở bên này phòng, làm sao con có thể nhìn thấy được?
Ông bố vẫn hét tướng:
- Đừng cãi chày cãi cối với tao! Mày đã nhìn! Chắc hẳn mày đã nhìn! Không ai trên đời này có thể tìm được đáp số đúng nhanh như thế, nhất là một đứa con gái! Mày là đồ gian lận.
Vừa lúc đó, bà mẹ bưng mâm vào, trên mâm đặt bốn khay nhôm đựng thức ăn của bữa tối. Vẫn là món cá và khoai tây chiên mà bà Wormwood mua ở hiệu cá trên đường từ chỗ chơi lô-tô về nhà. Dường như việc chơi lô-tô làm bà kiệt sức cả thể xác lẫn tinh thần, nên chẳng bao giờ bà ta còn đủ sức để nấu bữa tối ngon lành. Luôn luôn là cá chiên và khoai tây chiên.
Đặt mâm lớn xuống bàn uống cà phê, bà ta hỏi:
- Sao mặt anh lại đỏ vậy, Harry?
Ông bố lấy phần khoai tây của mình, đặt nó lên đầu gối, đáp:
- Con gái bà là một đứa gian lận và dối trá. Thôi, bật tivi lên xem và không nói năng gì hết.
Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi Cô bé nghịch ngợm - Chương 05 
Mời bạn đọc chương tiếp theo tại đây:

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Truyện cười thiếu nhi hay nhất 2013

Truyện cười thiếu nhi hay nhất 2013 - Mời các bạn đón đọc truyện cười thiếu nhi được sưu tầm.

Truyện cười thiếu nhi hay nhất 2013

2 đứa nhỏ đang chơi trốn tìm. 1 đứa tìm lại chỗ cánh cửa hỏi: 
-Có ai trốn trong đây không? 
-Không! Kiếm chỗ khác đi! 
-Cám ơn...
dug' la p0n tre kon : )
----------------------
Tường cao thì mặc tường cao 
vì đi học muộn ta lao qua tường 

lên cao mới biết non cao 
lên bảng mới biết thế nào là run 
----------------------
Cuộc sống cũng giống như 1 cuộc thi điền kinh 
-Muốn thắng 
Trong môn điền kinh. . . 
-Là phải 
Vừa chạy vừa rải đinh. . .!!!
----------------------
Vội Vàng Vô Vọng Vì Vương Vấn... 
Lả Lơi Lành Lạnh Lòng Lẻ Loi... 
Canh Cánh Cồn Cào Càng Côi Cút... 
Mệt Mỏi Mong Manh Mãi Một Mình.
----------------------
1 câu được in fía sau áo 1 anh chàg đi xe: 




"Nếu bạn có thể thấy dòg chữ này thì hãy thôg báo vs tui rằg b.gái của tui đã té
----------------------
A: công nhận mày có nước da trắng như sữa. 
B: (cười tủm) mày quá khen mà trắng như sữa gì thế mày. 
A: thì sữa milô chứ sữa gì 
----------------------
Đói thì phải 
ăn.... 
Khát thì phải uống... 
Các nhà khoa học gọi đó là... 
Định Luật Bảo Toàn Tính Mạng.
----------------------
Chúng ta k thể chống lại nhữg thằg ngu 



~~>vì 



Chúng quá đông. 
Vì thế. 

Truyện cười thiếu nhi hay nhất 2013 - Mời các bạn đón đọc truyện cười thiếu nhi được sưu tầm.

Ta fải giả vờ ngu để làm nội gián
----------------------
1 ng gây sự vs đám đầu gấu. 
Đầu gấu 
-Jờ m thík solo or hội đồg? 
- Là sao? 
Đầu gấu: 
- Hđ là tất kả pọn t đáh m,solo là m đáh tất kả pọn ta : )
----------------------
]***Ngày ct a nói hay như hát =) 
]]]]]~~~ . 
.
.
.
.
.
.




]]**Thử quay về e tát lật mặt a ngay =)) 
----------------------
Ừ thì a sành điệu 
Đồ a mặc toàn hàng hiệu 
a vung tay sài tiền triệu 
A nhìn đời bằng đôi mắt kênh kiệu 
Nhưng với e.. A chỉ là phế liệu... 
----------------------
Trâu ta ăn cỏ đồng ta 
Đừng sang đồng bạn để mà gãy răng 
Bầu trời chỉ một vầng trăng 
Làm người đừng có lăng nhăng hỡi người
----------------------

B:nt cho ny "dao nay the nao ha vk?"] 
G : dang om 2 thang,Met wa'!] 
B-( ,ôm 2 thằng nào?] 
G: đang ốm 2 tháng mà,mệt quá 
--------------------------
-Đã Cởi là phải Mở! 
-Đã Bức là phải Xúc! 
-Đã Sung là phải Sướng! 
-Nếu Đẹp là phải Đẽ? 
--------------------------
]]]]]]]]]]- Đã thích là phải được ... 

£ 
£ 
£ 
£ 
£ 
£ 
£ 
£ 
£ 
£ 
]... Mà ko được là phải giả vờ ko thích ...
--------------------------

* Nói phải biết tiếp thu : )* 


]]* K đến lúc chửi ngu lại tự ái =)))~ 
]
--------------------------
-e đẹp kô cần son phấn... 

-Kô quần jean, giầy Bitis.. . 

-e chọn riêng mình e.. 
~>cỡi truồng 



. . .cho mát. . ]

Truyện cười thiếu nhi hay nhất 2013 - Mời các bạn đón đọc truyện cười thiếu nhi được sưu tầm.

--------------------------
Tr0ng 1 cuộc tổ chức đua xe... 
Thằng chủ xướng: 
-Đã đua là đua đến cùng! 
Mọj ng: 
-Đến cùg.Đến cùg. 
-Đã đua là k sợ chết 
-Sợ chết.Sợ chết... : )
--------------------------
Bò gặp Sâu chế giễu: 
"Này, mặt cậu bé tí thế kia mà bày đặt để râu!". 
Sâu: Ti to đÙng thế kia mà k mặc áo! K biết xấu hổ
--------------------------
Một a đi Malay về.Chỉ vào con chó,hỏi người yêu: 
-Con gì đây em?Thấy lạ,con chó bỗng nhiên sủa.Sợ quá,a ta hét toáng lên: 
-Chó...chó.. : D
--------------------------
Trèo lên cột đjện ngắm em 
Sợ em nhjn thấy ko thèm yêu anh 
Aj ngờ đjện hở chung quanh 
Giật anh 1 cáj làm anh há mồm. 
--------------------------
Nếu biết ngày mai em lấy ck 
Bỏ em vô bị nhảy xuống sông 
Bơi ra biển lớn rồi h0ang đảo 
Còn lại mình anh em lấy kô? : hô hô
--------------------------
.Tí:sao mỗi lần mày ho mày lạj quay mặt vào tường zay? 
... 
.Tèo:để vj khuẩn pắn ra ngoàj đập đầu vào tường mà chết!!!
--------------------------

.Thông báo: 
- sắp hết nhiệm kì làm nai . 
. và . 
- Ngày mai sẽ chuyển qua làm cáo 
--------------------------
Bây giờ,cậu có 2 sự lưạ chọn: 

]1 là cậu làm n.y tớ. ] 
]2 là tớ làm n.y cậu. 

] Cậu nhất định phải chọn 1 trog 2. Cậu cứ s.nghĩ kỹ nhé!
--------------------------
Từ ngày có trộm vào me. 
Đêm nào t ngủ mà lòg nao nao. 
Tối nay t ngủ ôm dao. 
M mà vào nữa t xào m luôn : D
--------------------------
Cuộc đời ai chẳg mặc quần? 
Thực ra chỉ để che "phần kia" thoi 
Nếu bạn k muốn lôi thôi 
Cắt luôn "cái ấy" để thôi mặc quần. 
--------------------------
Hay Chứng minh: Xấu hơn xinh 
Ta có: xấu như con gấu, xinh như con tinh tinh 
Mặt khác: gấu Wật chết tinh tinh 
Nên suy ra: xấu hơn xinh!
--------------------------
A mắg E: 
-Sao mày ngu thế? Bài dễ vậy mà k pít làm ! 
-E k bít mới hỏi A chứ !!! 
-Đấy ! Cái ngu nhất của mày là đy hỏj tao đó
--------------------------
Vk là quân địch.. 
Bồ bịch là quân ta.. 
Chiến tranh xảy ra.. 
Ta về phe địch.. 
Nằm trong lòng địch.. 
Ta nhớ quân ta 
--------------------------
-Hôm nay anh thấy em cười 
_Tưởg em đồng ý́ làm người yêu anh 
_Ai ngờ em chỉ cho anh 
..+ Quần anh rách djt' cho nên em cười 
--------------------------
Thông minh có thừa nhưng không phòng ngừa được khốn nạn. 
£ 
Hiền lành có hạn nên chẳng ngán đứa nào 
--------------------------
Cô gái hí hửg bóc hộp quà của ny tặg nhân ngày 8-3 với tấm thiệp "E là áh ság cuả cuộc đời A". Sau tấm thiệp là 1 cái bóng đèn compac.
--------------------------
Châm ngôn: 
-Vì tươg laj con e chúg ta, kệ mẹ tươg laj con e chúg nó. 
-Thằg cho đj là thằg dạj 
Thằg trả lạj là thằg ngu
--------------------------
Nhịn K0 Phải Là Nhục... 
£.£.£. 
.£.£. 
Mà. . . . 
£. 
.£ 
Nhịn Là Xỉ nhục đối phươg 
--------------------------
Chàg traj hỏj cô gáj 
-Sao A với E wen nhau lâu rồi mà E vẫn chưa ch0 A hôn má E? 
Cô gáj đáp 
-A wen E sao lại đòj hôn Má E làm j?
--------------------------
-Hôm wa tớ đối mặt vs hổ đấy. Tớ nhìn nó,nó cũg nhìn tớ dữ lắm.... 
-Woa,rùi sao nữa? 
-Rùi tớ.....đi sag chuồng khác coi 
--------------------------
Đêm tân hôn, ck nój vớj zk: 
-A k bgjờ phụ e đâu chàg làm nàg hp lắm. 
Hsau, zk kêu ck: 
-A phụ e rửa chén 
-E wên hwa a nój gì vs e àk
--------------------------
¤¤trên trời có 
<0\ ]]1vì sao.Dưới 
]/\ ]] đất có 1mìh tao a hùg 
§ 
¤¤a hùg kệ 
<0\ ]]mẹ a hùg. 
]/\ ]] ba xã lên tiếg anh hùg fảj im
--------------------------
E tức giận hỏj a: 
-Sao tối wa thấy e ma k chào hả... 
A: xl e nha... 
Đường về đêm tối canh thâu 
Nhìn a e tưởng con trâu đang cười
--------------------------
Đây là bồ mới của em , 
còn đây là chồng của em . Hai anh làm quen với nhau đi , 
em đi gọi xe cứu thương... 
--------------------------
thiên linh linh... 

địa linh linh... 

viết linh tinh... 

đứa nào đọc bị thần kinh... 
úm bala ,úm bala xì bùa,hj